Chiến lược tiếp thị giúp định hướng cho sự thành công của chiến dịch tiếp thị; thực tế là, khi được thực hiện hiệu quả, chiến lược tiếp thị chính là động lực thúc đẩy thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại. Các yếu tố quyết định chiến lược tiếp thị thường được gọi là hỗn hợp tiếp thị.

Tuy nhiên, nếu chỉ biết định nghĩa về hỗn hợp tiếp thị thì chưa đủ để xây dựng chiến lược. Ta phải hiểu thật rõ các yếu tố mà mình có thể kiểm soát — được phân loại là 4P. Cách ta kiểm soát chúng có tác động trực tiếp đến khả năng xây dựng một chiến lược hiệu quả. Nếu muốn thành thạo 4P của tiếp thị thì quý vị đã tìm đến đúng nơi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá cách biến chúng thành vũ khí để xây dựng một chiến lược tiếp thị hiệu quả.

4P của Marketing là gì?

Trước khi định nghĩa 4P, chúng ta cần khám phá nguồn gốc của thuật ngữ này và trả lời câu hỏi: hỗn hợp tiếp thị là gì? Thuật ngữ 'hỗn hợp tiếp thị' được Neil Borden sử dụng lần đầu vào thập niên 50. Tuy nhiên, ông không phân loại các yếu tố hỗn hợp tiếp thị thành 4P.

Thuật ngữ này trở nên phổ biến thực sự vào năm 1960 khi E. Jerome McCarthy xuất bản 'Basic Marketing: A Managerial Approach'. McCarthy đã đơn giản hóa mô hình hỗn hợp tiếp thị phức tạp của Borden bằng cách chia thành bốn thành phần:

  • Product (Sản phẩm)
  • Price (Giá)
  • Place (Địa điểm)
  • Promotion (Quảng bá)

Vậy, hỗn hợp tiếp thị là gì? Nói ngắn gọn, các yếu tố hỗn hợp tiếp thị đề cập đến sự kết hợp những công cụ mà các chuyên gia sử dụng để đạt được mục tiêu và tạo ra những chiến lược tiếp thị hiệu quả. Khi ta hiểu rõ từng thành phần của hỗn hợp tiếp thị, doanh số bán sản phẩm có thể đạt mức cao nhất mọi thời đại!

Tại sao bốn P của marketing vẫn còn phù hợp cho đến ngày nay

Hơn nửa thế kỷ sau buổi đầu đó, thuật ngữ này vẫn được sử dụng tích cực cho đến ngày nay, đồng thời được xem là kiến ​​thức nền tảng trong kinh doanh và tiếp thị. Bốn P của marketing là gì? Mặc dù chúng có thể được định nghĩa lại hoặc được cải tiến cho phù hợp khi bối cảnh thay đổi, nhưng các nguyên tắc thì vẫn giữ nguyên. Như sẽ thấy ở phần sau, khi hiểu về bốn P, ta có thể có được những lợi ích trong nhiều khía cạnh của hoạt động kinh doanh. Các nhà tiếp thị đang chạy chiến dịch và thậm chí là chủ doanh nghiệp muốn tăng doanh số đều được lợi.

Product: Cốt lõi của chiến lược tiếp thị

Trong bốn P của marketing, sản phẩm là trọng tâm của chiến lược, và trong hầu hết các trường hợp, đây là yếu tố đầu tiên mà chúng ta nên cân nhắc. Nếu không có sản phẩm chất lượng cao, đáng mơ ước thì ngay cả những hoạt động hay nhất trong tiếp thị kỹ thuật số cũng sẽ thất bại về lâu dài. Suy cho cùng, ngay cả khi ta xoay xở bán được hàng trong lần ra mắt ở buổi đầu thì rồi cuối cùng cũng mang tiếng xấu. Vì vậy, đối với bước đầu tiên trong hoạt động triển khai bốn P của marketing, hãy tự vấn hai câu hỏi sau:

  • Sản phẩm hoặc dịch vụ có cung cấp những gì đã hứa không?
  • Liệu có đáp ứng được nhu cầu hoặc mong muốn của thị trường mục tiêu không?

Nếu có thể tự tin trả lời là có cho cả hai câu hỏi này thì ta có thể tiến hành bước tiếp theo!

Price: Cân bằng giữa giá trị và lợi nhuận

Sản phẩm nên có giá bao nhiêu? Giá là một yếu tố rất quan trọng trong việc triển khai chiến lược. Đối với yếu tố này trong 4P của tiếp thị, ta đạt được những điều sau.

  • Thiết lập vị thế tiếp thị: Ví dụ như mức giá cao cấp là lý tưởng cho các sản phẩm cao cấp.
  • Đặt ra lợi nhuận tiềm năng: Nếu giá quá cao thì nhu cầu có thể giảm; tuy nhiên, nếu giá quá thấp, ta có thể giảm đáng kể biên lợi nhuận.
  • Tạo kỳ vọng của khách hàng: Khách hàng sẽ mong đợi nhiều từ những sản phẩm có giá trị hơn.

Giá là một phần trong 4P của tiếp thị. Chúng ta không nên quyết định giá chỉ dựa trên cung và cầu. Suy cho cùng, mức độ sẵn sàng chi trả không phải chỉ bị ảnh hưởng bởi tem giá.

Place: Đưa sản phẩm đến đúng đối tượng

Trong bất động sản, người ta luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của địa điểm. Đối với tiếp thị cũng vậy - ví dụ như có ai tưởng tượng sẽ bán kính bơi giữa sa mạc không? Địa điểm là một phần của 4P trong tiếp thị, giúp đảm bảo sản phẩm có thể tiếp cận đúng thị trường mục tiêu. Nếu không có địa điểm phù hợp thì ngay cả sản phẩm tốt nhất trong ngành cũng sẽ không thành công. Ngoài ra, thời điểm cũng quan trọng không kém đối với yếu tố này. Nếu bán kem, ta có khả năng bán được nhiều hơn vào một ngày hè nóng nực bởi vì mọi người sẽ muốn giải nhiệt bằng món ngọt.

Lựa chọn nơi đặt quảng cáo cũng là việc rất quan trọng. Ví dụ như nếu thị trường mục tiêu của ta không sử dụng LinkedIn thì không hợp lý khi quảng cáo hoặc xây dựng sự hiện diện ở đó.

Promotion: Truyền đạt giá trị đề xuất

Quảng bá là hoạt động giải thích cho khách hàng lý do tại sao một thứ gì đó đáng mua. Giả sử ta làm đúng ba P đầu tiên trong số 4P thì khi quảng bá tốt, ta chắc chắn sẽ tạo ra lợi nhuận dài hạn. Cách tích hợp hoạt động quảng bá vào chiến lược là hoàn toàn tùy ở ta. Một số cách tích hợp có thể bao gồm quảng cáo, phương tiện truyền thông xã hội, tiếp thị qua email, tiếp thị audio và bất kỳ điều gì khác có thể giúp ta truyền tải thông điệp. Quảng bá tuy là yếu tố cuối cùng của 4P trong tiếp thị nhưng cũng quan trọng như ba P đầu tiên.

Ưu điểm của việc sử dụng 4P trong tiếp thị để tạo chiến lược

Liệu có đáng để sử dụng 4P không? Nhờ tính ứng dụng chung trong các ngành, chúng tôi tin rằng 4P đáng sử dụng! Chúng tôi không nói rằng 4P trong tiếp thị là hoàn hảo hoàn toàn. Tuy nhiên, ngay cả ngày nay, kiến ​​thức của chúng ta về hỗn hợp tiếp thị này vẫn có thể đóng vai trò là hướng dẫn vững vàng để hướng ta đến lợi nhuận. Trong các mục dưới đây, chúng ta sẽ khám phá những lợi thế cụ thể từ việc sử dụng 4P của tiếp thị trong chiến lược. Chúng ta cùng bắt đầu!

Giúp ta dễ dàng đưa ra quyết định hơn

Là nhà tiếp thị, ta hiểu rất rõ rằng có nhiều bộ phận hợp thành để tạo ra một chiến lược tiếp thị. Chúng ta có thể khó mà nhận ra một yếu tố này có thể ảnh hưởng đến các yếu tố khác như thế nào, và điều này có thể làm quá trình xây dựng chiến lược phức tạp. 4P của tiếp thị có thể đóng vai trò hướng dẫn từng bước cơ bản giúp đảm bảo ta đang xét đến mọi khía cạnh. Khi chia một việc khó — tạo ra một chiến lược chất lượng — thành những nhiệm vụ nhỏ hơn, dễ quản lý hơn, ta sẽ có thể tập trung vào từng mục tiêu một.

Khuyến khích sự hiểu biết sâu sắc hơn về thị trường mục tiêu

Ta chỉ có thể triển khai tốt 4P của tiếp thị nếu thực sự hiểu đối tượng khán giả mục tiêu của mình. Khi sử dụng 4P làm hướng dẫn, ta sẽ có thể xác định chiến lược tiếp thị của mình cần được tinh chỉnh ở đâu trước khi tiến hành. Ví dụ như giả sử ta đã ở "bước" thứ ba trong 4P của tiếp thị: Place. Nếu không rõ nơi nào là tốt nhất để quảng bá ưu đãi và tiếp cận đối tượng khán giả mục tiêu tại vị trí của họ, ta sẽ biết nên xem xét lại thành phần nào trong nghiên cứu hiện tại của mình. Làm như vậy, ta sẽ có cơ hội sửa đổi các quyết định dựa trên kiến ​​thức mới.

Cân bằng nhu cầu của thị trường với lợi nhuận

Để triển khai 4P đúng cách, ta phải nghiên cứu thị trường đáng kể, đảm bảo hiểu rõ thị trường mục tiêu và nhu cầu của họ. Làm như vậy, ta có thể điều chỉnh sản phẩm, giá cả, hoạt động phân phối và nỗ lực quảng cáo theo nhu cầu của khách hàng, tạo ra một chiến lược đáp ứng cả nhu cầu của thị trường lẫn mục tiêu tài chính của công ty. 4P của tiếp thị giúp các doanh nghiệp đáp ứng (và lý tưởng nhất là vượt quá) kỳ vọng của đối tượng khán giả. Do đó, nhu cầu về offer và thậm chí là nhu cầu về thương hiệu sẽ tăng lên một cách tự nhiên.

Tích hợp 4P để có chiến lược tiếp thị gắn kết

Nói về 4P thì dễ, nhưng ta làm thế nào để đảm bảo rằng mình đang xét đến chúng để tạo ra một chiến lược tiếp thị gắn kết? Đây là nội dung chúng ta sẽ thảo luận tiếp theo. Có nhiều cách để tích hợp 4P, vì vậy đừng giới hạn trong các gợi ý mà chúng tôi đưa ra ở đây. Hãy xem xét chiến lược hiện tại của mình và quý vị sẽ thấy 4P của tiếp thị có thể phù hợp theo nhiều cách.

Căn chỉnh tính năng với giá cả

Vì 4P của tiếp thị không tồn tại trong chân không, hãy xem xét P đầu tiên và P thứ hai của 4P tiếp thị (Product và Price) liên kết với nhau như thế nào. Trên thực tế, giá trị cảm nhận được của sản phẩm mà ta đang bán chắc chắn sẽ quyết định chiến lược định giá. Ví dụ như giả sử ta muốn tạo ra một sản phẩm cao cấp. Để triển khai 4P của tiếp thị thật cố kết, ta cần đưa vào các tính năng được coi là cao cấp. Nếu người tiêu dùng nghĩ rằng sản phẩm không xứng đáng với mức giá thì họ sẽ không mua. Trái lại, để tránh làm giảm lợi nhuận tiềm năng của sản phẩm, giá thực tế không được thấp hơn nhiều so với giá trị cảm nhận.

Cân nhắc xem sản phẩm của mình khác biệt so với sản phẩm của đối thủ như thế nào

Điểm khác biệt của sản phẩm là yếu tố rất tuyệt vời để kết hợp 4P của tiếp thị lại với nhau. Tuy nhiên, cách tích hợp 4P của tiếp thị sẽ phụ thuộc vào sự khác biệt mà ta hướng tới. Dưới đây là một vài ý tưởng để cân nhắc:

  • Sản phẩm có phải là lựa chọn hợp lý nhất trong số các lựa chọn thay thế không?
  • Đây có phải là mặt hàng duy nhất hiện có thông qua một kênh phân phối nhất định không?
  • Có thể đan xen một câu chuyện độc đáo vào sản phẩm để tạo sự khác biệt so với đối thủ không?

Cuối cùng, khách hàng tiềm năng phải thấy rằng chỉ ta mới có thể cung cấp đúng những gì họ đang tìm kiếm.

Thiết kế tài liệu quảng cáo dựa trên chiến lược

Để tạo ra một chiến lược cố kết, các hoạt động quảng cáo của ta phải phù hợp với ba yếu tố đầu của 4P trong tiếp thị (Product, Price, Place). Nói như vậy nghĩa là ta có thể thực hiện những việc sau:

  • Tạo các quảng cáo khác nhau dựa trên những phân khúc khác nhau của thị trường;
  • Soạn thông điệp dựa trên điểm khác biệt mà ta muốn nhấn mạnh;
  • Đảm bảo "cảm nhận" chung về tài liệu quảng bá phản ánh giá trị nhận thức mà ta đang hướng tới.

Tất nhiên, khi cố gắng kết hợp cả 4P của tiếp thị, ta cũng nên duy trì hoạt động xây dựng thương hiệu nhất quán - đây là điều đưa chúng ta đến điểm tiếp theo.

Đảm bảo địa điểm được chọn phù hợp với giá cả

Chúng ta ai cũng thích trang web mua sắm trực tuyến tiện lợi của Walmart, nhưng ai có thể tưởng tượng sẽ nhìn thấy một chiếc nhẫn trị giá 100.000 đô la ở đó? Khi không tích hợp 4P của tiếp thị, ta có thể làm giảm giá trị sản phẩm và thương hiệu. Nơi đặt sản phẩm, dù là trực tuyến hay trong cửa hàng, phải phản ánh giá trị của sản phẩm. Nếu ta đang bán một mặt hàng cao cấp thì đó phải là nơi mà mọi người mong đợi nhìn thấy hàng thượng lưu. Trong khi đó, các sản phẩm giá phải chăng hơn thì có thể được đặt ở nơi dễ tiếp cận đối với đại chúng.

Tiến hành nghiên cứu thị trường

Bất kể có áp dụng 4P của tiếp thị hay không thì chúng ta cũng nên luôn thực hiện nghiên cứu thị trường. Làm như vậy, ta có thể xác định nơi mình có thể cung cấp giá trị và xác định nơi đó có nhu cầu đối với sản phẩm mà mình muốn phát triển hay không. Nghiên cứu thị trường sẽ giúp ta triển khai mọi yếu tố trong 4P của tiếp thị bằng cách trả lời những câu hỏi sau:

  • Thị trường mục tiêu đang tìm kiếm những tính năng nào;
  • Mức giá mà họ có thể chi trả là bao nhiêu;
  • Nơi đâu là tốt nhất để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ;
  • Mục tiêu nào cần được nuôi dưỡng và ai sẵn sàng mua.

Cùng với dịch vụ và sản phẩm chất lượng, nghiên cứu thị trường là vũ khí bí mật để triển khai thành công 4P của tiếp thị. Vì vậy, trước khi thực hiện bất kỳ động thái lớn nào, hãy đảm bảo ta đã chuẩn bị kỹ lưỡng.

4P của tiếp thị được tái tạo cho kỷ nguyên số

Khi cánh cổng tiếp thị kỹ thuật số đã mở ra hoàn toàn, các nhà tiếp thị và chủ doanh nghiệp có thêm nhiều thông tin hơn về thị trường mục tiêu. Vì vậy, 4P của tiếp thị đã được cải tiến! Bởi vì giờ đây ta có thể liên kết các kết quả với những hoạt động của mình theo cách chặt chẽ hơn, sẽ rất hợp lý khi áp dụng phương pháp hướng đến khách hàng. Vậy, thay vì chỉ dựa vào 4P của tiếp thị, ta cũng cần cân nhắc 4C: Customer, Cost, Convenience và Communication (Khách hàng, Chi phí, Sự tiện lợi và Giao tiếp). Dưới đây, chúng ta sẽ cùng khám phá từng mục.

Customer

Như đã thấy trong 4P của tiếp thị, Product giờ đây được thay thế bằng Customer trong 4C. Lý do là vì chủ doanh nghiệp nên tập trung nhiều vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng hơn là phát triển sản phẩm. Thế nhưng đối với chúng ta thì không có sự khác biệt đáng kể nào. Mặc dù sản phẩm — hoặc dịch vụ — là trọng tâm của chiến lược nhưng ta vẫn đang tạo ra thứ gì đó hấp dẫn khách hàng. Vì vậy, dù là tuân thủ 4C hay 4P của tiếp thị, ta cũng sẽ cần thực hiện các nhiệm vụ giống nhau, bao gồm nghiên cứu thị trường và tùy chỉnh sản phẩm.

Cost

Với 4P của tiếp thị, chỉ có giá cả được xem xét. Khuôn khổ 4C thì đơn thuần chuyển trọng tâm sang quan điểm của người tiêu dùng thay vì quan điểm của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là gì? Không giống như 4P của tiếp thị, ta cũng xem xét cả các chi phí phi tiền tệ, chẳng hạn như:

  • Cơ hội mua sản phẩm đã bỏ lỡ;
  • Mức độ sẵn lòng chi trả của các phân khúc khác nhau trong thị trường;
  • Giá trị mang lại so với chi phí.

Khi sử dụng Cost thay vì Price, ta có cái nhìn tổng quan toàn diện hơn về những yếu tố cân nhắc mà người tiêu dùng đưa ra khi mua một thứ gì đó. Cách này cung cấp nhiều bối cảnh và sắc thái hơn bởi vì khi quyết định mua gì đó thì người ta cân nhắc nhiều thứ chứ không chỉ giá cả.

Convenience

Thay vì Place như được mô tả trong 4P của tiếp thị, giờ đây trọng tâm chính là Convenience. Khách hàng có mua sản phẩm hoặc dịch vụ dễ dàng không? Điều này vượt khỏi 4P ban đầu của tiếp thị, nơi trọng tâm chỉ đơn thuần là quảng bá sản phẩm ở nơi thích hợp. Yếu tố này cũng xem xét các khía cạnh khác của trải nghiệm mua hàng, chẳng hạn như:

  • Khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ khách hàng trước và sau khi mua hàng;
  • Trải nghiệm mua hàng liền mạch, bao gồm giao hàng nhanh;
  • Tính dễ dàng tiếp cận ưu đãi, dù trực tuyến hay thông qua các cửa hàng ngoài đời thực.

Khi những khía cạnh này được đáp ứng, khách hàng tiềm năng sẽ dễ dàng tiếp cận sản phẩm hơn.

Communication

Khía cạnh Promotion của 4P trong tiếp thị thì mang tính một chiều: xem khách hàng là người tiếp nhận còn thương hiệu thì là người nói. Tuy nhiên, bằng cách triển khai Communication từ 4C, chúng ta hiểu rằng quy trình bán hàng mang tính hai chiều. Thay vì chỉ gửi một thông điệp, mục tiêu ở đây là xây dựng mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng để họ cảm thấy mình là một phần của cộng đồng.

Thử thách và hạn chế của 4P trong tiếp thị

Mặc dù được coi là kiến ​​thức nền tảng trong kinh doanh và tiếp thị nhưng 4P không phải là không có nhược điểm. Cho đến hiện tại, chúng ta cứ cố gắng trả lời một câu hỏi: bốn P trong tiếp thị là gì? Tuy nhiên, ta không thể trả lời câu hỏi này một cách trọn vẹn nếu không nói về những nhược điểm. Khi biết về những nhược điểm này, ta sẽ thận trọng hơn và sẵn sàng hơn để giải quyết các vấn đề liên quan đến khuôn khổ này.

Tập trung vào hàng hóa hữu hình

Có một lý do khiến cho một trong bốn P là sản phẩm, thay vì là sản phẩm VÀ dịch vụ. Đối với sản phẩm, các yếu tố liên quan (các P còn lại trong 4P của tiếp thị) đơn giản hơn. Tuy nhiên, với dịch vụ thì những gì ta cần để xây dựng chiến lược lại phức tạp hơn nhiều. Trong những trường hợp đó, trải nghiệm của khách hàng quan trọng hơn. Không may là điều này không được giải quyết trong 4P ban đầu của tiếp thị. Đây là lý do người ta thêm vào 3P nữa: People, Process và Physical Evidence (Con người, Quy trình và Bằng chứng vật lý). Chúng được thiết kế để khiến cho hoạt động tiếp thị có thể áp dụng cho cả sản phẩm lẫn dịch vụ.

Đơn giản hóa quá mức quy trình tiếp thị

4P cho rằng quy trình tiếp thị rất đơn giản:

  1. Tạo sản phẩm;
  2. Quyết định giá;
  3. Chọn cách phân phối sản phẩm;
  4. Quảng bá offer.

Tuy nhiên, với mức độ tương tác cao hơn mà người ta có thể có thông qua tiếp thị kỹ thuật số, 4P của tiếp thị không thể quán xuyến hết mọi thứ. Ví dụ như người tiêu dùng hiện là những người tham gia tích cực có thể tham gia quảng bá offer. Vì vậy, nếu mù quáng tuân theo khuôn khổ, chúng ta sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để cải thiện lợi nhuận.

Nhu cầu thích ứng với thương mại điện tử

Vào lúc tạo ra khuôn khổ này, người ta không thể dự đoán được thị trường sẽ phức tạp như thế nào. Và mặc dù trước đây 4P của tiếp thị có hiệu quả nhưng hiện nay, chúng ta có vô số cách thực hiện giao dịch và tiếp thị. Ví dụ như khái niệm về địa điểm đã thay đổi - không còn đơn thuần là một vị trí vật lý. Bây giờ, chí ít là đối với internet, vị trí có thể có nghĩa là bất cứ nơi nào trong không gian vật lý và không gian ảo.

Một điểm khác biệt quan trọng khác chính là cách thực hiện quảng cáo. Người tiêu dùng cũng có thể tham gia quảng cáo thông qua nội dung do chính họ tạo ra và thông qua tiếp thị từ người có sức ảnh hưởng. Trong khi đó, 4P thì cố định trên mô hình truyền thống. Mặc dù đã có những cải tiến (như 4C và 3P bổ sung) nhưng phiên bản gốc cần được sửa đổi để phù hợp hơn với thế giới hiện đại.

4P của tiếp thị trong thực tế: Các ví dụ và nghiên cứu tình huống để lấy cảm hứng

Mặc dù 4P của tiếp thị có những nhược điểm và điểm yếu tiềm ẩn nhưng vẫn có những lý do chính đáng để chủ doanh nghiệp áp dụng chúng. Để giúp quý vị hiểu rõ giá trị của mô hình này trong thế giới hiện đại, chúng ta hãy nói về việc mọi yếu tố có thể được áp dụng vào tiếp thị kỹ thuật số như thế nào. Như quý vị sẽ thấy, chúng ta sẽ tìm hiểu xa hơn so với những gì 4P ban đầu của tiếp thị đã dạy chúng ta. Trong các ví dụ mà chúng tôi sắp trình bày, người ta đã tận dụng công nghệ và nền tảng trực tuyến rất nhiều để đạt được kết quả chiến dịch đặc biệt.

Product – Netflix đi tiên phong về dịch vụ dựa trên đăng ký trực tuyến

Netflix là một ví dụ hay về ứng dụng 4P của tiếp thị, nhưng trong trường hợp này, chúng ta sẽ tập trung vào P đầu tiên: Sản phẩm. Với khoản thanh toán hàng tháng, ta không chỉ có quyền xem trực tuyến hàng ngàn bộ phim và chương trình truyền hình mà còn nhận được những lợi ích sau:

  • Nội dung gốc do Netflix tạo ra;
  • Đề xuất của AI;
  • Trải nghiệm người dùng được nâng cao thông qua khả năng tương thích giữa các thiết bị và khả năng download ngoại tuyến.

Với offer tuyệt vời như vậy, không có gì ngạc nhiên khi Netflix đã đạt đến mức giá cổ phiếu cao nhất mọi thời đại!

Price – Freemium và giá linh hoạt của Spotify

Spotify là ứng dụng phát nhạc theo gói đăng ký. Ứng dụng này tối đa hóa doanh thu từ thị trường toàn cầu. Spotify đã đạt được thành tựu này bằng cách áp dụng nguyên tắc thứ hai trong 4P của tiếp thị. Spotify có các nguyên tắc sau:

  • Ưu đãi freemium vĩnh viễn để người dùng truy cập toàn bộ danh mục nhưng có kèm quảng cáo;
  • Mức giá theo khu vực, được điều chỉnh dựa trên khả năng thanh toán của các thị trường khác nhau;
  • Giảm giá các gói dành cho sinh viên và gia đình.

Spotify giữ vững tinh thần 4P của tiếp thị bằng cách cung cấp giá trị trong khi vẫn duy trì tính phải chăng ở mọi mức thu nhập.

Place – Khả năng tiếp cận của Amazon

Amazon là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất thế giới, nơi ta có thể mua hầu như bất cứ thứ gì. Trong thế giới kỹ thuật số, họ chứng minh cách thực hiện nguyên tắc thứ ba trong 4 nguyên tắc tiếp thị bằng cách:

  • Là nơi thuận tiện để mua nhiều mặt hàng khác nhau;
  • Có nền tảng thân thiện với người dùng, cho cả máy tính để bàn lẫn thiết bị di động;
  • Có mặt ở nhiều nơi trên thế giới;
  • Cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh.

Vị chuyên gia đã khái niệm hóa 4 nguyên tắc tiếp thị có thể đã chẳng nghĩ đến điều này. Tuy nhiên, như đã thấy, Amazon giúp việc mua hàng trở nên thuận tiện và dễ tiếp cận hơn.

Promotion – Ra mắt Domino’s tại Indonesia

MGID đã áp dụng P cuối cùng trong 4 P của tiếp thị trong nghiên cứu tình huống Domino’s. Vào thời điểm ra mắt, người Indonesia thích gọi điện để đặt giao đồ ăn; tuy nhiên, Domino’s muốn tăng sự hiện diện trực tuyến của họ. MGID đã thực hiện khía cạnh Promotion của 4P trong tiếp thị, tạo ra các quảng cáo được thiết kế để thu hút nhiều người. Những quảng cáo này dẫn đến một trang đích nơi người dùng có thể thấy các ưu đãi độc quyền và đặt hàng trực tuyến.

Chúng tôi đã sử dụng khía cạnh Promotion của 4P trong tiếp thị và nhận được 160.700 lượt click, đạt tỷ lệ click trung bình là 0,70% và duy trì chi phí cho mỗi lượt click chỉ 0,03 đô la.

4P trong tiếp thị là gì? Khuôn khổ thành công của chúng ta!

Khuôn khổ này từ lâu đã chứng minh được tính ứng dụng phổ biến. Đây là lý do tại sao sau nhiều thập kỷ, nhiều nhà tiếp thị và chủ doanh nghiệp vẫn tham khảo 4P trong tiếp thị khi xây dựng chiến lược. Tất nhiên, ta vẫn cần cân nhắc những cách phát triển khác nhau của ngành này kể từ khi 4P ra đời. Ví dụ như 4P trong tiếp thị bị hạn chế bởi các công nghệ hiện có tại thời điểm hình thành ý tưởng.

Ngày nay, nhờ những tiến bộ như quảng cáo tự nhiên, hành trình đi đến thành công của chúng ta có ít rào cản hơn. Nếu quý vị muốn tiếp cận các công cụ vượt trội, nguồn lực sáng tạo và một người quản lý cá nhân để triển khai 4P trong tiếp thị, hãy đăng ký MGID. Chúng tôi sẽ giúp quý vị tạo ra sự tăng trưởng, sự thành công bền vững và nhất quán!