Là một chuyên gia trong thế giới tiếp thị số, ta hiểu tầm quan trọng của việc tạo lưu lượng truy cập và nâng cao nhận thức về thương hiệu. Với thị phần 92.61% của Google trên thị trường tìm kiếm và nhiều loại công cụ quảng cáo đa dạng, điều thiết yếu là ta phải chọn công cụ phù hợp cho mình.

Google Ads cho phép doanh nghiệp tạo các chiến dịch được nhắm mục tiêu và tiếp cận đúng đối tượng vào đúng thời điểm. Năm 2020, ngành B2B ở Mỹ đã chi 8.68 tỷ đô la cho quảng cáo kỹ thuật số: 2.508 tỷ đô la trong số đó được dành cho Google Ads. Trong khi đó, AdSense cho phép nhà phát hành tạo thu nhập thụ động thông qua việc hiển thị quảng cáo được nhắm mục tiêu tiếp cận hơn 90% người dùng Internet khắp thế giới.

Khi khả năng kiếm tiền từ Google tiếp tục phát triển và lớn mạnh, các chuyên gia quảng cáo luôn cập nhật những sự phát triển mới nhất có thể tận dụng các cơ hội mới để cải thiện nỗ lực quảng cáo trực tuyến của khách hàng. Do vậy, dù là nhà quảng cáo hay nhà phát hành, việc hiểu các công cụ này có thể giúp ta đưa ra quyết định sáng suốt và đạt được tác động tối đa.

Google Ads là gì?

Google Ads, vốn được gọi là Google AdWords, là một công cụ quảng cáo trực tuyến hiệu quả, được thiết kế cho các doanh nghiệp và nhà quảng cáo muốn tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua các kênh kỹ thuật số. Trọng tâm chính là cung cấp nền tảng cho các nhà quảng cáo tạo ra, quản lý và tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo của họ trên mạng lưới trang web của Google, bao gồm Google Search, YouTube và hàng triệu trang web khác là một phần của Google Display Network. Phạm vi tiếp cận của các chiến dịch quảng cáo có thể khác nhau tùy vào nhiều yếu tố: tùy chọn nhắm mục tiêu, ngân sách được phân bổ và mức độ cạnh tranh đối với các từ khóa được nhắm mục tiêu.

Google Ads có một tính năng đáng được đề cập đặc biệt — Automated Machine Learning (AutoML). Như tên gọi cho thấy, tính năng này cho phép các nhà quảng cáo sử dụng những thuật toán học máy để tự động tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo và cải thiện việc nhắm mục tiêu. Siêu năng lực chính của tính năng này là khả năng phân tích những lượng dữ liệu lớn để xác định các mẫu và xu hướng có thể giúp cải thiện hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo.

Có vô số lợi ích khi sử dụng tính năng nhắm mục tiêu AutoML cho Google Ads. Chúng ta thử nêu bật những điểm chính:

  • tăng hiệu quả và độ chính xác trong việc nhắm mục tiêu đúng đối tượng khán giả cho quảng cáo;
  • phạm vi tiếp cận lớn hơn và nhiều lượt hiển thị hơn, dẫn đến nhiều lượt click và khả năng chuyển đổi tiềm năng hơn;
  • giảm nỗ lực cần thiết để quản lý các chiến dịch, tiết kiệm thời gian và nguồn lực;
  • tối ưu hóa chiến dịch theo thời gian thực dựa trên dữ liệu hiệu suất, dẫn đến kết quả tốt hơn theo thời gian.

Chắc chắn rằng, Google Ads là một công cụ thiết yếu cho các doanh nghiệp muốn tăng mức độ hiển thị và tiếp cận trực tuyến. Nhưng chúng ta hãy đi sâu hơn và hiểu cách Google Ads đạt được những phép màu quảng cáo này.

Google Ads hoạt động thế nào?

Có hai cách sử dụng công cụ Google Ads: nhắm mục tiêu thủ công, nghĩa là ta chọn đối tượng khán giả sẽ thấy quảng cáo của mình; hoặc nhắm mục tiêu bằng học máy tự động, có nghĩa là nền tảng sử dụng các thuật toán để chọn đối tượng khán giả dựa trên những gì họ quan tâm.

Phạm vi tiếp cận của chiến dịch quảng cáo sẽ phụ thuộc vào số tiền ta sẵn sàng chi — càng chi nhiều thì càng tiếp cận được nhiều người hơn — và việc có sử dụng bất kỳ giải pháp quảng cáo trả phí nào khác hay không.

Bởi vì đã đề cập đến các tùy chọn nhắm mục tiêu, chúng ta nên xem xét chúng chi tiết hơn.

  • Nhắm mục tiêu theo từ khóa: quảng cáo được hiển thị cho những người dùng tìm kiếm các từ khóa hoặc cụm từ cụ thể trên Google.
  • Nhắm mục tiêu theo vị trí: nhắm mục tiêu dựa trên vị trí địa lý của người dùng: quốc gia, tiểu bang hoặc thành phố.
  • Nhắm mục tiêu theo thiết bị: chú trọng các thiết bị được người dùng sử dụng: máy tính để bàn, điện thoại di động hoặc máy tính bảng.
  • Nhắm mục tiêu theo đối tượng khán giả: ở đây, việc nhắm mục tiêu dựa trên sở thích, nhân khẩu học và hành vi: tuổi, giới tính, thu nhập và lịch sử duyệt web.
  • Nhắm mục tiêu theo ngôn ngữ: nhắm mục tiêu dựa trên ngôn ngữ cụ thể mà người dùng nói.

Google Ads cho phép nhắm mục tiêu người dùng dựa trên vô số yếu tố như vị trí, ngôn ngữ, v.v. Ví dụ như nếu ta muốn nhắm đến những người sống ở thành phố New York và đồng thời cũng là người dùng iPhone được cài đặt một phiên bản hệ điều hành cụ thể, thì Google Ads có thể giúp đảm bảo những người đó nhìn thấy quảng cáo của ta.

Google Ads cung cấp những loại quảng cáo nào?

Google Ads cung cấp nhiều định dạng quảng cáo mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tiếp cận đối tượng khán giả mục tiêu. Các loại quảng cáo chính được cung cấp là:

  • Quảng cáo tìm kiếm — quảng cáo dựa trên nội dung chữ xuất hiện ở đầu và cuối trang kết quả tìm kiếm của Google khi người dùng tìm kiếm các từ khóa cụ thể.
  • Quảng cáo hiển thị — quảng cáo trực quan xuất hiện trên các trang web và ứng dụng thuộc Google Display Network, bao gồm hơn hai triệu trang web và tiếp cận hơn 90% người dùng internet.
  • Quảng cáo video — quảng cáo xuất hiện trên YouTube và các trang video đối tác khác, trước, trong hoặc sau nội dung video.
  • Quảng cáo mua sắm — quảng cáo hiển thị thông tin sản phẩm, bao gồm hình ảnh và mức giá, cho những người đang tìm kiếm sản phẩm online.
  • Quảng cáo ứng dụng — quảng cáo quảng bá ứng dụng di động trên các mạng tìm kiếm và hiển thị của Google, cũng như trên Google Play.
  • Quảng cáo địa phương — quảng cáo xuất hiện trên Google Maps và trong kết quả tìm kiếm của Google cho các doanh nghiệp địa phương.
  • Quảng cáo khám phá — quảng cáo tự nhiên xuất hiện trên Google Discover, là nguồn cấp nội dung đề xuất được cá nhân hóa mà Google cung cấp cho người dùng.

Mỗi định dạng quảng cáo này có tập hợp tính năng, tùy chọn nhắm mục tiêu và chiến lược bid riêng, cho phép doanh nghiệp chọn định dạng phù hợp nhất với mục tiêu và ngân sách quảng cáo của mình.

Việc tối ưu hóa quảng cáo được triển khai trong Google Ads như thế nào?

Xin ôn lại rằng tối ưu hóa quảng cáo là quá trình cải thiện hiệu suất quảng cáo bằng cách thực hiện những sự thay đổi đối với việc nhắm mục tiêu, đặt bid, quảng cáo và các yếu tố khác. Google cung cấp nhiều công cụ và tính năng để giúp các nhà quảng cáo tối ưu hóa quảng cáo của họ, bao gồm bảng điều khiển phân tích, tùy chọn nhắm mục tiêu theo đối tượng khán giả và thuật toán học máy có thể tự động điều chỉnh đặt bid và nhắm mục tiêu dựa trên dữ liệu hiệu suất.

Vậy, các tùy chọn tối ưu hóa quảng cáo trong Google Ads là gì?

  1. Sử dụng ad rotation. Các nhà quảng cáo có thể đặt quảng cáo luân phiên đồng đều hoặc tối ưu hóa cho việc click hoặc chuyển đổi. Việc thử nghiệm các quảng cáo và cách luân phiên khác nhau có thể giúp cải thiện hiệu suất quảng cáo.
  2. Tối ưu hóa việc nhắm mục tiêu quảng cáo. Google Ads cung cấp nhiều tùy chọn nhắm mục tiêu, bao gồm nhân khẩu học, sở thích và vị trí, để giúp nhà quảng cáo tiếp cận đối tượng khán giả mong muốn của họ.
  3. Sử dụng khả năng lên lịch quảng cáo. Nhà quảng cáo có thể đặt quảng cáo chạy vào những thời điểm cụ thể trong ngày hoặc vào những ngày cụ thể trong tuần để tối đa hóa phạm vi tiếp cận và hiệu suất quảng cáo.
  4. Giám sát hiệu suất. Google Ads cung cấp báo cáo chi tiết về hiệu suất, cho biết quảng cáo nào đang tạo ra nhiều lượt click và chuyển đổi nhất. Sử dụng dữ liệu này, nhà quảng cáo có thể điều chỉnh việc nhắm mục tiêu quảng cáo, đặt bid và gửi thông điệp để cải thiện hiệu suất.

Google Ads vs Facebook, Bing và Yahoo Ads

Khi tìm cách quảng cáo online cho doanh nghiệp của mình, ta sẽ cần quyết định nên chọn nền tảng nào. Trong bảng này, chúng ta so sánh Google Ads, Yahoo ads, Bing ads và Facebook ads.

Lưu ý: Các số liệu này chỉ mang tính tương đối và có thể thay đổi tùy vào nhiều yếu tố, bao gồm ngành, đối tượng khán giả, định dạng quảng cáo và chiến lược bid.

Chúng ta thấy được những gì? Chúng ta thấy rằng Google Ads cung cấp các tùy chọn nhắm mục tiêu rộng khắp và phạm vi tiếp cận cao, trong khi Facebook Ads thì có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn và nhắm mục tiêu theo đối tượng cụ thể hơn. Mặc dù Bing Ads và Yahoo Ads có các tùy chọn nhắm mục tiêu hạn chế hơn và phạm vi tiếp cận thấp hơn, nhưng cả hai nền tảng vẫn có thể hiệu quả đối với một số ngành và nhân khẩu học nhất định. Do đó, việc lựa chọn nền tảng quảng cáo sẽ phụ thuộc vào mục tiêu tiếp thị, đối tượng khán giả và ngân sách cụ thể.

Google AdSense là gì?

Google AdSense là một công cụ cho phép nhà phát hành kiếm tiền từ trang web của họ. Điều này khá đơn giản: ta nhập mã và sau đó quảng cáo sẽ hiển thị trên trang web của ta. Ta được trả tiền cho các lượt click và hiển thị, và đây là một thỏa thuận khá tốt cho tất cả mọi người tham gia.

Điều quan trọng nhất cần biết về AdSense là đây không chỉ là một cách để kiếm tiền — mà còn là một cách để tăng lượng khán giả. Các nhà phát hành đã chứng kiến sự tăng mạnh về lưu lượng truy cập với AdSense vì AdSense thu hút những độc giả mới, là những người quan tâm đến quảng cáo mà họ nhìn thấy trên trang.

Thêm vào đó, AdSense cung cấp cho nhà phát hành quyền kiểm soát quảng cáo được hiển thị trên trang web của họ. Họ có thể chặn quảng cáo từ các nhà quảng cáo hoặc danh mục cụ thể, hoặc họ có thể thiết lập bộ lọc quảng cáo cạnh tranh để chặn quảng cáo từ các đối thủ cạnh tranh. Báo cáo hiệu suất chi tiết do AdSense cung cấp bao gồm thông tin về số lượt click, số lượt hiển thị và thu nhập từ quảng cáo. Nhà phát hành có thể sử dụng dữ liệu này để tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo và cải thiện doanh thu.

AdSense hoạt động như thế nào?

Để sử dụng AdSense, trước tiên nhà phát hành phải tạo tài khoản và thêm đoạn mã vào trang web hoặc blog của họ. Mã này tạo ra các đơn vị quảng cáo được thiết kế để phù hợp với giao diện trang web của nhà phát hành.

Sau đó, bằng cách sử dụng các thuật toán học máy của AdSense, Google đối sánh quảng cáo với nội dung trang web của nhà phát hành và sở thích của khách truy cập, đảm bảo quảng cáo phù hợp và hấp dẫn.

AdSense sử dụng nhiều tùy chọn nhắm mục tiêu để hiển thị quảng cáo phù hợp cho người dùng.

  • Nhắm mục tiêu theo ngữ cảnh đối sánh quảng cáo với nội dung trên trang web của nhà phát hành.
  • Nhắm mục tiêu theo hành vi hiển thị quảng cáo dựa trên sở thích và hành vi duyệt web của người dùng.
  • Nhắm mục tiêu theo địa lý giúp nhắm mục tiêu quảng cáo theo các vị trí địa lý cụ thể.
  • Nhắm mục tiêu theo vị trí cho phép nhà phát hành chọn những vị trí đặt quảng cáo cụ thể trên trang web của họ để nhắm mục tiêu đối tượng khán giả cụ thể.
  • Nhắm mục tiêu theo thiết bị cho phép nhà phát hành nhắm mục tiêu quảng cáo đến các loại thiết bị cụ thể.
  • Nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học chọn quảng cáo dựa trên độ tuổi, giới tính và các yếu tố nhân khẩu học khác của người dùng.

Có vô số lợi ích khi làm việc với AdSense: nhà phát hành có thể đa dạng hóa nguồn doanh thu, tăng lưu lượng truy cập vào trang web của họ và cải thiện nhận thức về thương hiệu giữa các khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.

AdSense hiển thị những loại quảng cáo nào?

Có thể đặt nhiều loại quảng cáo khác nhau với AdSense:

  • Quảng cáo hiển thị — quảng cáo dựa trên hình ảnh, có nhiều kích cỡ khác nhau và có thể được đặt ở nhiều vị trí khác nhau trên trang web.
  • Quảng cáo chữ — quảng cáo dựa trên nội dung chữ, xuất hiện dưới dạng một liên kết hoặc một câu ngắn, thường được hiển thị trong một hộp nhỏ trên trang web.
  • Các đơn vị liên kết — các nhóm liên kết văn bản được hiển thị trong một khối, hướng người dùng đến một trang có quảng cáo phù hợp khi click vào.
  • Quảng cáo nội dung phù hợp — quảng cáo liên quan đến nội dung trên trang web, xuất hiện dưới dạng lưới hoặc danh sách các bài viết được đề xuất.
  • Quảng cáo in-feed — quảng cáo được thiết kế để kết hợp với nội dung của nhà phát hành, xuất hiện trong danh sách bài viết hoặc sản phẩm của nhà phát hành.
  • Quảng cáo trong bài viết — quảng cáo được hiển thị trong bài viết hoặc nội dung của nhà phát hành, xuất hiện dưới dạng một khối quảng cáo hoặc một đơn vị quảng cáo.

AdSense cũng cung cấp các đơn vị quảng cáo đáp ứng, có thể tự động điều chỉnh kích thước và định dạng của chúng để vừa với màn hình thiết bị của người dùng. Điều này đảm bảo quảng cáo được hiển thị ở định dạng tối ưu cho từng người dùng, bất kể thiết bị hoặc kích thước màn hình của họ.

Sự tối ưu hóa quảng cáo được triển khai như thế nào trong Google AdSense?

Sự tối ưu hóa quảng cáo không chỉ có tác dụng với các nhà quảng cáo mà cũng hữu ích với các nhà phát hành. Ngoài việc tăng tỷ lệ click và doanh thu do quảng cáo tạo ra, chủ sở hữu trang web cũng có cơ hội cải thiện trải nghiệm người dùng cho mọi khách truy cập.

Tối ưu hóa quảng cáo với Google AdSense như thế nào?

  1. Sử dụng quảng cáo tự động. Google AdSense cung cấp tính năng "quảng cáo tự động", sử dụng học máy để phân tích nội dung của trang web và đặt quảng cáo ở những vị trí hoạt động tốt nhất.
  2. Tối ưu hóa định dạng quảng cáo. Nhà phát hành có thể tùy chỉnh các định dạng quảng cáo để phù hợp với thiết kế và bố cục của trang web. Việc thử nghiệm các định dạng và vị trí quảng cáo khác nhau giúp tối ưu hóa hiệu suất quảng cáo.
  3. Giám sát hiệu suất. Báo cáo hiệu suất chi tiết cho biết quảng cáo nào đang tạo doanh thu nhiều nhất và quảng cáo nào đang hoạt động kém hiệu quả.
  4. Sử dụng ad balance. Tính năng ad balance của AdSense cho phép nhà phát hành chỉ hiển thị những quảng cáo hoạt động tốt nhất của họ, và điều này có thể giúp cải thiện hiệu suất tổng thể.

Google Ads vs Google AdSense

Google Ads và AdSense đều là những công cụ hiệu quả để kiếm tiền từ Google, nhưng chúng có những điểm khác biệt chính. Google Ads cho phép các doanh nghiệp và nhà quảng cáo đặt bid cho các vị trí đặt quảng cáo trên kết quả tìm kiếm của Google và các sản phẩm liên kết. Trong khi đó, Google AdSense cho phép nhà phát hành bán không gian quảng cáo trên trang web của họ và nhận hoa hồng từ việc hiển thị quảng cáo.

Sự khác biệt chính giữa Google Ads vs AdSense là Google Ads được các nhà quảng cáo sử dụng để tạo và hiển thị quảng cáo, trong khi Google AdSense thì được các nhà phát hành sử dụng để kiếm tiền từ nội dung trực tuyến của họ bằng cách hiển thị quảng cáo trên trang web của họ.

Bây giờ, chúng ta đi sâu vào một số điểm khác biệt chính giữa Google Ads và Google AdSense.

Khái niệm thanh toán

Khi so sánh Google AdSense với Google Ads, nhà quảng cáo trả tiền để quảng cáo của họ được hiển thị trên mạng của Google thông qua mô hình pay-per-click (trả tiền cho mỗi lượt click), trong khi nhà phát hành thì có được doanh thu từ việc hiển thị quảng cáo trên trang web hoặc ứng dụng của họ thông qua hoa hồng do Google AdSense trả. Nói ngắn gọn, nhà quảng cáo trả tiền cho Google Ads, trong khi nhà phát hành được trả tiền bởi Google AdSense.

Quá trình thiết lập

Mặc dù việc thiết lập cho cả Google Ads lẫn Google AdSense đều tương đối đơn giản, nhưng mỗi công cụ có quy trình thiết lập và công việc riêng:

  • Google Ads. Nhà quảng cáo tạo tài khoản, thiết lập chiến dịch, tạo nhóm quảng cáo và quảng cáo, chọn vị trí và thời điểm hiển thị quảng cáo. Họ có thể tối ưu hóa các chiến dịch và đánh giá hiệu suất.
  • Google Adsense. Nhà phát hành tạo tài khoản, thiết lập đơn vị quảng cáo và đặt mã quảng cáo được tạo trên trang web hoặc ứng dụng của họ để hiển thị quảng cáo phù hợp. Bảng điều khiển AdSense cung cấp cho họ khả năng theo dõi hiệu suất và doanh thu quảng cáo.

Giới hạn quảng cáo

Có những sự khác biệt đáng chú ý trong giới hạn quảng cáo được sử dụng trong Google AdSense vs Google Ads.

Google AdSense có những hạn chế về số lượng quảng cáo có thể hiển thị trên một trang web để đảm bảo trải nghiệm tốt cho người dùng. Nhà phát hành được phép hiển thị tối đa 3 quảng cáo hiển thị mỗi trang, cũng như 3 đơn vị liên kết và 2 hộp tìm kiếm. Tuy nhiên, nhà phát hành có thể đặt số lượng quảng cáo không giới hạn trên các trang của họ bằng AdSense cho Search.

Trong khi đó, Google Ads có những hạn chế về số lượng quảng cáo có thể được tạo trong một chiến dịch. Ví dụ như trong một chiến dịch tìm kiếm, nhà quảng cáo bị giới hạn ở tối đa 15 nhóm quảng cáo cho mỗi chiến dịch, và mỗi nhóm quảng cáo có thể chứa lên đến 50 quảng cáo. Trong một chiến dịch hiển thị, nhà quảng cáo bị giới hạn tối đa 10.000 mục nhắm mục tiêu — bao gồm quảng cáo — cho mỗi nhóm quảng cáo.

Biểu đồ so sánh Google Ads và Google AdSense

Để so sánh toàn diện giữa AdSense và Google Ads, hãy tham khảo biểu đồ bên dưới.

Thúc đẩy AdSense với MGID

Mặc dù Google AdSense là lựa chọn phổ biến của nhiều nhà phát hành, nhưng tại sao lại giới hạn mình trong một nền tảng? Bằng cách áp dụng chiến lược kiếm tiền toàn diện của Google và tích hợp AdSense với các mạng uy tín khác như MGID, ta có khả năng tiếp cận nhiều loại quảng cáo chất lượng cao hơn và tăng đáng kể thu nhập từ quảng cáo.

Bằng cách tích hợp quảng cáo của MGID vào trang web của mình, ta sẽ được tiếp cận nhiều loại quảng cáo chất lượng cao hơn và nhiều dữ liệu hơn về lưu lượng truy cập trang web của mình. Hơn nữa, với các nhà quảng cáo hàng đầu của MGID được thêm vào, ta sẽ ở một vị trí tuyệt vời để tối đa hóa tiềm năng kiếm tiền trên Google.

Những lợi ích không dừng lại ở đó. Đội ngũ MGID cam kết giúp quý vị tối ưu hóa các tiện ích quảng cáo để đạt được doanh thu tối đa. Chúng tôi sẽ làm việc với quý vị để tạo các tiện ích có hiệu quả trên trang web, và thử nghiệm các vị trí đặt quảng cáo khác nhau để tìm ra chiến lược có lợi nhất.

Bằng cách hợp tác với MGID và AdSense, quý vị sẽ dễ dàng kiếm được nhiều tiền hơn bao giờ hết. Sẵn sàng cho bước tiếp theo chứ? Hãy theo liên kết bên dưới để tìm hiểu thêm về MGID và bắt đầu tối đa hóa doanh thu quảng cáo ngay hôm nay.

Tìm hiểu thêm về MGID & AdSense

Kết luận

Bằng cách hiểu những điểm khác biệt chính giữa Google Ads vs AdSense và những cách tiếp cận tương ứng của chúng đối với việc kiếm tiền trên Google, ta có thể đưa ra quyết định sáng suốt về việc sử dụng nền tảng nào dựa trên các mục tiêu và mức độ ưu tiên cụ thể của mình. Trong khi Google Ads lý tưởng cho những nhà quảng cáo muốn tạo và quản lý các chiến dịch quảng cáo thì Google AdSense lại phù hợp nhất cho những nhà phát hành muốn hiển thị quảng cáo và kiếm tiền hoa hồng.

Cuối cùng, việc lựa chọn giữa Google Ads và Google AdSense sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh riêng và những gì ta hy vọng đạt được.