Các bài viết có nhiều hương vị khác nhau. Khi chọn định dạng thích hợp cho prelander, chúng ta có một số phương án để chọn lựa. Mỗi loại có một cấu trúc, mục đích cụ thể và kỹ thuật viết riêng.

Bài viết giải quyết rắc rối

“Bạn có cảm thấy xấu hổ vì gàu không? Dầu gội này hiệu quả ngay từ lần gội đầu tiên, giúp bạn khôi phục sự tự tin.” “Con bạn về nhà với những vết cỏ cứng đầu? Loại xà bông giặt này sẽ xóa sạch những vết bẩn cứng đầu gây khó chịu, để bạn lại có thể tự hào về gia đình mình ”.

Phương pháp giải quyết vấn đề là một phương pháp kinh điển. Một số người thậm chí có thể cho rằng phương pháp này đồng nghĩa với quảng cáo. Tuy nhiên, có một trở ngại là, nếu chúng ta nói: “Đây là một sản phẩm, đây là lý do tại sao sản phẩm này tuyệt vời, hãy mua đi” thì độc giả sẽ nhận ra ý định rao bán và điều này có thể khiến họ chạy mất dép. Do đó, chúng ta cần tạo nội dung giải quyết được vấn đề của khán giả mà trông không có vẻ như đang cố bán cho họ thứ gì đó.

Cách làm như thế nào? Câu trả lời là hãy diễn dịch các tính năng của sản phẩm thành những lợi ích. Các tính năng chính là những sự thật về sản phẩm hoặc dịch vụ. Ví dụ như điện thoại thông minh được trang bị pin 4000mAh. Vậy thì sao? Với pin như thế này, ta có thể duyệt internet trong 12 tiếng mà không cần sạc lại. Những lợi ích giúp giải thích cách một tính năng cụ thể sẽ giải quyết các vấn đề trong đời thực như thế nào. Chúng kết nối sản phẩm với những mong muốn của chúng ta, chẳng hạn như tiết kiệm thời gian, kiếm nhiều tiền hơn và làm việc hiệu quả hơn — hoặc kém hiệu quả hơn, nếu chúng ta thực sự lướt điện thoại thông minh 12 tiếng liên tục.

Để tạo một bài viết dựa trên cách tiếp cận này, chúng ta cần thực hiện các bước sau.

  1. Hiểu vấn đề của khán giả: Họ đang gặp phải những thử thách gì? Họ đang bị những trở ngại nào cản đường? Họ có những nỗi sợ hãi và mong muốn nào trong cuộc sống?
  2. Nêu rõ lợi ích: Chiến lược nói cụ thể là một chiến lược tốt hơn so với hứa hẹn một phương pháp trị bá bệnh. Điều này giúp tạo dựng niềm tin đối với khán giả và đặt ra những kỳ vọng thực tế. Vì vậy, hãy luôn đáp ứng đúng những gì khán giả có thể kỳ vọng từ sản phẩm.
  3. Kịch hóa trải nghiệm: Hãy nghĩ ra một tình huống hoặc cải biên một vấn đề hàng ngày phù hợp mà khán giả có thể gặp phải. Mô tả phản ứng cảm xúc mà vấn đề đó gây ra. Chỉ ra rằng khi sử dụng sản phẩm, ta có thể giải quyết vấn đề.
  4. Không chỉ nói suông mà còn thể hiện: Ví dụ như sử dụng hình ảnh trước và sau để minh họa cho giải pháp. Cách này không chỉ làm cho nội dung hấp dẫn hơn mà còn thuyết phục hơn.

Bài viết hướng dẫn cách thực hiện

Ngoài ra, chúng ta có thể định hình bài viết giải quyết vấn đề dưới dạng bài viết hướng dẫn. Các bài viết hướng dẫn – và tiêu đề của chúng – đề cập cách thực hiện một công việc hoặc cách giải quyết một vấn đề nhất định. Trùng hợp là những bài viết này giống với những gì chúng ta tìm kiếm trên Google khi gặp một vấn đề.

Chúng ta có thể hướng dẫn khán giả thực hiện một nhiệm vụ bằng các bước rõ ràng, đơn giản, tích hợp với việc sử dụng sản phẩm. Hình ảnh minh họa có thể giúp người đọc theo dõi và đóng vai trò trợ giúp có giá trị cho các hướng dẫn dạng chữ.

Những câu chuyện

Một chiến thuật khác là biến bài viết giải quyết vấn đề thành một câu chuyện tường thuật. Khi khơi dậy sức mạnh của việc kể chuyện, ta sẽ có thể tăng mức gắn kết. Con người chúng ta dễ bị cuốn hút vào việc làm theo những nhân vật chính thông qua các vấn đề và giải pháp. Để một câu chuyện hoạt động hiệu quả, chúng ta phải đảm bảo người đọc liên tưởng đến các nhân vật và tình huống. Đây là khi một cấu trúc đơn giản, rõ ràng sẽ rất hiệu quả.

  1. Vấn đề: Trong phần giới thiệu, chúng ta cần mô tả những khó khăn mà sản phẩm muốn giải quyết nhưng không đề cập đến sản phẩm. Hãy kết nối sản phẩm với nỗi đau và mong muốn của khán giả. Điểm khởi đầu hoàn hảo cho câu chuyện có thể là một vài ví dụ thực tế. Điều tối quan trọng là phải súc tích nhưng nổi bật.
  2. Nhân vật: Tiếp theo, chúng ta giới thiệu một người đang gặp vấn đề này. Đừng ngại miêu tả câu chuyện của họ. Cuộc sống không phải lúc nào cũng toàn màu hồng. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên kịch tính hóa quá mức. Chúng ta cần làm cho người đọc nhận ra những thử thách của chính họ trong các nhân vật chứ không phải thương hại các nhân vật.
  3. Giải pháp: Cuối cùng, chúng ta giới thiệu sản phẩm có thể giúp giải quyết vấn đề. Chúng ta cũng có thể đề cập đến tình huống một nhân vật chính tìm hiểu về sản phẩm. Ví dụ như "Tôi nghe đồng nghiệp nhắc đến khi trò chuyện trong giờ nghỉ giải lao."
  4. Kết quả: Đây là mô tả về cách sản phẩm cải thiện cuộc sống cho nhân vật. Chúng ta có thể xem phần này như một bài đánh giá thu nhỏ, để họ giải thích họ yêu thích sản phẩm như thế nào. Phần này phải cung cấp cho khán giả những lý do cụ thể về việc tại sao sản phẩm lại hữu ích.

Chúng ta có thể củng cố câu chuyện bằng những hình ảnh trước và sau khi dùng sản phẩm, ý kiến của các chuyên gia và nhận xét từ những người dùng khác từng gặp phải vấn đề tương tự và đã giải quyết được vấn đề bằng sản phẩm này.

Đánh giá sản phẩm

Mọi người đánh đồng đánh giá của chuyên gia hoặc khách hàng với những lời giới thiệu từ gia đình hoặc bạn bè. Khi thiết kế lời chứng thực mở rộng về việc sử dụng sản phẩm, ta có thể có được một công cụ hiệu quả nếu lời chứng thực phù hợp với các tính năng này.

  • Cụ thể: Bài đánh giá nêu lý do cụ thể tại sao sản phẩm lại tốt và tại sao những người khác cũng nên cân nhắc mua sản phẩm. Tính cụ thể giúp nâng cao độ tin cậy và làm cho người đọc cảm thấy bài đánh giá có tính xác thực hơn — người đọc cần tin rằng người đánh giá đã trải nghiệm dịch vụ tốt.
  • Tự nhiên: Một bài đánh giá hay sẽ không tạo cảm giác giống như một thông cáo báo chí hay một nghiên cứu tình huống khoa học. Vì vậy, bắt buộc phải tránh các cụm từ PR hay thuật ngữ kỹ thuật. Ngôn ngữ cần phải tự nhiên và chân thực — giọng điệu đơn giản nhưng dày dặn về chuyên môn.
  • Lợi ích: Một bài đánh giá hay sẽ minh chứng sản phẩm có thể cải thiện cuộc sống của một ai đó như thế nào. Đây cũng là điều khiến người những khác quan tâm đến việc mua hàng.
  • Xử lý ý kiến phản đối: Một bài đánh giá hay sẽ dự đoán được những ý kiến phản đối và giải đáp các câu hỏi nghi ngại khiến người ta chưa muốn mua hàng.
  • Không nói quá lý tưởng: Người ta rất dễ nhận ra thông tin nào đó được nói quá lên nhằm bán được hàng. Vì vậy, nếu muốn ca ngợi một phương pháp trị rụng tóc, tốt hơn hết là ta nên tập trung vào chi tiết. Nếu khán giả có thể tìm hiểu đầy đủ về sản phẩm, họ sẽ có thể tự đưa ra kết luận.

Advertorial

Nếu đang tìm một cuốn sách để đọc giết thời gian, ta sẽ chọn gì giữa "Cách bảo vệ ngôi nhà khỏi kẻ trộm" và "Dám cá là bạn không biết những sự thật về các vụ trộm nhà này"? Cả hai bài viết đều có thể được viết hay và mang nhiều thông tin. Tuy nhiên, nếu không đặc biệt quan tâm đến việc cài đặt hệ thống bảo mật mới, ta có thể sẽ đọc bài thứ hai vì nghe tựa có vẻ thú vị.

Advertorial là sự kết hợp giữa “quảng cáo” và “biên tập”. Ngoài việc cung cấp thông tin có giá trị và hướng tới việc bán hàng, advertorial còn mang đến yếu tố giải trí cho người đọc. Điều này nghe có vẻ rõ ràng, nhưng nói đôi khi dễ hơn làm. Để viết một bài xã luận hay, ta cần phải tích hợp liền mạch lời chào hàng vào cơ cấu nội dung hấp dẫn.

Các thương hiệu tên tuổi thích advertorial vì chúng là cách tuyệt vời để thu hút khán giả từ từ. Điều này cũng giống như hẹn hò với người mình thích. Ta sẽ không quỳ xuống cầu hôn họ vào buổi hẹn hò đầu tiên, bởi nếu thế thì ta có thể sẽ không bao giờ gặp lại họ nữa. Thay vào đó, ta nên kể những chuyện vui trong cuộc sống của mình để khiến họ thích thú và vui vẻ.

Bài viết giải thích

Advertorial có thể có dạng nghiêm túc hơn: bài viết giải thích. Bài viết giải thích sẽ hướng dẫn người đọc về một chủ đề mới. Thông thường, bài viết đề cập đến những nội dung thời thượng mà mọi người đang quan tâm nhưng không có kiến thức chuyên sâu về chủ đề này. Ví dụ như nếu muốn quảng bá một ứng dụng AR, chúng ta có thể tích hợp sản phẩm đó vào phần giải thích cách hoạt động của AR.

Người ta thích những bài viết giải thích vì chúng biến những độc giả tò mò thành những người sành sỏi. Một bài viết giải thích hay sẽ giúp khán giả tiếp thu những thông tin mới lạ, biến những sự thật khó hiểu thành những ví dụ rõ ràng được viết bằng ngôn ngữ đơn giản.

Listicle

Listicle là một tập hợp các bài viết ngắn được cơ cấu dưới dạng danh sách. Mặc dù thường bị chỉ trích là dụ click, nhưng listicle là một định dạng bài viết phổ biến được ưa chuộng, và chúng ta có thể giải thích tại sao. Đây là do bộ não của chúng ta tự nhiên ưa thích những danh sách liệt kê.

Listicle hứa hẹn một cấu trúc rõ ràng và dễ hiểu. Và bộ não của chúng ta ưa chuộng những thứ như thế. Tiêu đề chứa các con số thường thu hút sự chú ý của chúng ta trong loạt nội dung hàng ngày. Hơn nữa, khi sử dụng một con số, ta để cho người đọc biết rằng họ sẽ không chỉ nhận được một thông tin mà là nhiều thông tin. Dễ dàng thấy được rằng tiêu đề “12 cách giảm cân” có giá trị hơn tiêu đề “Phương pháp này giúp giảm cân”.

Cửa hàng trực tuyến là nơi phù hợp tự nhiên cho listicle. Nếu quảng bá một cửa hàng bán đồ tiện ích, chúng ta có thể sử dụng tiêu đề “15 điện thoại thông minh mới bán đắt như tôm tươi”. Nhưng hãy lưu ý, chúng ta sẽ phải mô tả từng sản phẩm và chỉ rõ rằng có thể mua sản phẩm tại nơi này.

Quảng cáo tự nhiên là sân chơi để phát minh và thử nghiệm các phương pháp mới. Tuy nhiên, xin nhớ rằng nội dung chỉ là một phần của bài toán. Cách chúng ta quảng bá sản phẩm và tương tác với khán giả cũng rất quan trọng. Tại MGID, chúng tôi có thể hỗ trợ tạo prelander — từ việc lên ý tưởng bài viết đến hosting trang web và tạo quảng cáo trong mạng MGID. Nếu quý vị không chắc cách nào là tốt nhất để thực hiện các offer và muốn được trợ giúp chuyên nghiệp, xin đừng ngần ngại liên hệ với bộ phận sales hoặc người quản lý tài khoản.