MGID
21 thg 5, 2021 • 13 phút đọc

Ở một mức độ nhất định, các nhà xuất bản dựa vào lưu lượng tìm kiếm để thu hút và tăng lượng độc giả mới. Theo nghiên cứu năm 2020 của chúng tôi về các nhà xuất bản tại Hoa Kỳ, lưu lượng truy cập organic trung bình chiếm 16% tổng số khách truy cập trang web và doanh thu của nhà xuất bản. Organic visitors (khách truy cập tự nhiên) bởi mục đích của họ là tìm thông tin có liên quan và ở lại trang web một thời gian dài, vì vậy các nhà xuất bản có xu hướng ưu tiên nguồn lưu lượng truy cập này.

Đối với bản cập nhật thuật toán Google năm nay, trải nghiệm trang sẽ trở thành một yếu tố quan trọng để các trang web xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Vào tháng 11 năm 2020, Google đã thông báo rằng Core Web Vitals sẽ bắt đầu có ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm. Đây chắc chắn là một điều mới, vì Google hiếm khi thông báo trước về sự thay đổi của hệ số xếp hạng. Thông báo này sẽ cung cấp cho các nhà xuất bản thêm thời gian để chuẩn bị cho bản cập nhật.

Hãy cùng làm sáng tỏ các đặc điểm của bản cập nhật mới của Google, liệu quảng cáo có ảnh hưởng đến các chỉ số này hay không và các cách chẩn đoán và chuẩn bị cho bản cập nhật Core Web Vitals

Sẵn sàng chứ? Cuộn xuống để bắt đầu đọc!

Mục lục

Click bất kỳ chương nào để cuộn trực tiếp đến đó.

Chương 1

Bản cập nhật lớn

Google đã thông báo bản cập nhật này có hiệu lực vào giữa tháng 6 và đầy đủ vào tháng 8 năm 2021. Bản cập nhật này sẽ kết hợp các tín hiệu mới, Core Web Vitals và các tín hiệu liên quan đến UX trước đó.

Nếu nhìn lại, trải nghiệm trang luôn quan trọng đối với Google để đảm bảo người dùng đạt được mục đích của họ khi tương tác với một trang web. Vào năm 2015, Google bắt đầu tính đến tính thân thiện với thiết bị di động của các trang web. Ngoài ra, Google đã sử dụng tốc độ trang làm yếu tố xếp hạng trong các tìm kiếm trên thiết bị di động kể từ năm 2018.

Vào năm 2020, họ đã ra mắt Core Web Vitals, đây là bộ số liệu ước tính trải nghiệm trang mà hầu hết người dùng nhận được khi truy cập vào trang web của bạn. Bắt đầu từ tháng 6 năm 2021, các chỉ số này sẽ là một phần của thuật toán xếp hạng tìm kiếm.

Chúng tôi không kỳ vọng rằng bản cập nhật này sẽ gây ra những biến động lớn về thứ hạng trang web. Các yếu tố xếp hạng khác sẽ vẫn bao gồm mức độ liên quan theo ngữ cảnh và các yếu tố chưa được tiết lộ, ví dụ: backlinks, mục đích tìm kiếm, v.v. Nội dung trang web vẫn là yếu tố xếp hạng mạnh nhất đối với Google, nhưng trải nghiệm trang giờ đây trở thành yếu tố quyết định khi hai hoặc nhiều trang web hiển thị cùng một nội dung. Do đó, sự thay đổi có thể cao hơn nhiều cho các thị trường ngách.

Chúng tôi tin rằng sự thay đổi này nhằm trao thưởng cho các trang web mang lại trải nghiệm trang tốt hơn cho người dùng. Nó cũng mang lại sự minh bạch nhiều hơn cho các hoạt động tối ưu hóa SEO vì những số liệu này được tiết lộ công khai như một yếu tố xếp hạng.

Các trang thể hiện hiệu suất ổn định và nhanh chóng cũng khiến khách truy cập ở lại trang web lâu hơn, giúp họ đạt được mục tiêu và thậm chí chuyển đổi họ thành người mua thường xuyên hơn. Theo nghiên cứu của riêng Google, tỷ lệ khách truy cập rời trang giảm 24% đối với các trang đáp ứng Core Web Vitals.

Google cũng có kế hoạch triển khai hệ thống chuyên dụng badge system, đánh giá hiệu suất trang web theo Core Web Vitals và đánh dấu chúng trong kết quả tìm kiếm. Dự kiến rằng ngân sách quảng cáo sẽ tránh các nhà xuất bản có thanh tiến trình màu đỏ.

Chương 2

Các chỉ số Core Web Vitals là gì?

Core Web Vitals là một tập hợp các chỉ số được phát triển bởi Google để nắm bắt những phần quan trọng nhất của trải nghiệm trang mà người dùng nhận được trên một trang web. Hiện tại, nó bao gồm ba chỉ số tập trung vào thời gian tải (Largest Contentful Paint), tính tương tác (First Input Delay) và độ ổn định hình ảnh (Cumulative Layout Shift).

Nói một cách đơn giản, **Largest Contentful Paint (LCP) **ước tính mất bao lâu để trang tải được nội dung lớn nhất, ví dụ: đây có thể là một quảng cáo biểu ngữ lớn ở cuối trang. Các yếu tố được xem xét bao gồm:

  • img elements
  • image elements inside an svg element
  • video elements
  • elements with background images
  • block-level elements

Lý tưởng nhất là bạn muốn giữ điểm LCP dưới 2,5 giây.

First Input Delay (FID) đo lường tốc độ tương tác của người dùng với trang web. Số liệu này đo thời gian từ khi người dùng tương tác lần đầu với trang (clicks, taps hoặc sử dụng các tuỳ chỉnh, hỗ trợ JavaScript) đến thời điểm mà trình duyệt thực sự có thể phản hồi với hành động tương tác đó. Điểm FID tốt là 100 ms trở xuống. Đây là chỉ số mà hầu như nhà xuất bản nào cũng đáp ứng được. Tuy nhiên, nó vẫn có thể nằm trong vùng màu đỏ nếu trang có nhiều xử lý background, chẳng hạn như nhiều plugin WordPress hoạt động liên tục.

Cumulative Layout Shift (CLS) theo dõi nếu bố cục trang thay đổi theo một cách tự động hay thay đổi một cách đột ngột mỗi lần tải trang. Ví dụ: khi một quảng cáo biểu ngữ tải xong , văn bản bài viết và tiêu đề thay đổi vị trí, vì vậy người dùng phải điều chỉnh nơi họ đang đọc. Do đó, chỉ số CLS ước tính tổng tất cả các dịch chuyển bố cục riêng lẻ, có thể là một sự thay đổi lớn hoặc nhiều sự thay đổi nhỏ.

Mục tiêu của chỉ số CLS là đạt được sự thay đổi bố cục tích lũy 0,1. Ngoài ra, nó được đo bằng tỷ lệ phần trăm thay vì pixel để điều chỉnh cho các kích thước màn hình khác nhau. Vào tháng 4, Google đã cập nhật cách theo dõi điểm CLS và làm cho nó trở nên công bằng hơn đối với các trang web mở trong thời gian dài (tồn tại lâu) hoặc sử dụng cuộn vô hạn.

Một điều quan trọng cần biết là các số liệu này ước tính **dữ liệu trường (field data) **chứ không phải dữ liệu phòng thí nghiệm về hiệu suất trang. Điều đó có nghĩa là họ thu thập dữ liệu đo lường của người dùng thực trong một khoảng thời gian thay vì ước tính thử nghiệm một lần hoặc ước tính trong phòng thí nghiệm. Thông thường, các báo cáo phân tích cho Core Web Vitals ước tính phân vị thứ 75 của tất cả các lần tải trang thực tế. Dữ liệu thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho những chỉ số đó cũng có thể được sử dụng để đánh giá trước hiệu suất trang trong quá trình phát triển.

Core Web Vitals lưu lại hiệu suất thực tế của trang web trong quá khứ gần: Thời hạn của Google là 28 ngày. Vì vậy, bạn nên lưu ý rằng sẽ mất thời gian để việc tối ưu hóa có tác động đến các chỉ số đó.

Chương 3

Cách kiểm tra trang web

Google hiện hỗ trợ đo lường Core Web Vitals trong một số công cụ, bao gồm Lighthouse, PageSpeed Insights và Chrome DevTools. Core Web Vitals cũng có thể được đo lường bằng các công cụ của bên thứ ba bằng cách sử dụng các API web tiêu chuẩn, vì vậy bạn có thể tìm thấy các hệ thống phân tích của bên thứ ba giải quyết các chỉ số này.

Cho đến nay, một trong những cách đơn giản nhất để kiểm tra trang web và tìm ra điểm số thực tế là xem xét công cụ báo cáo PageSpeed Insights do Lighthouse cung cấp. Vào tháng 4, Google cũng đã thêm một báo cáo Trải nghiệm trang (Page Experience) mới trong Search Console, báo cáo này theo dõi tất cả các chỉ số trải nghiệm trang.

Các công cụ báo cáo sẽ hiển thị chỉ số trên desktop và thiết bị di động, và chỉ số trên thiết bị di động nói chung sẽ có hiệu suất kém hơn. Lý tưởng nhất là bảo đảm các chỉ số có màu xanh cho desktop và thiết bị di động.

Chỉ số thấp trên thiết bị di động có thể được giải thích do kết nối di động chậm hơn, hình ảnh bị thay đổi kích thước, v.v. Chúng tôi khuyên bạn nên tối ưu hóa cho thiết bị di động trước trong trường hợp có sự khác biệt lớn giữa Core Web Vitals trên thiết bị di động và desktop.

Chương 4

Nên lo lắng như thế nào về quảng cáo?

Thật không may, các yếu tố trang web như định dạng quảng cáo nặng, lead magnet form hoặc đăng ký bản tin có thể ảnh hưởng đến Core Web Vitals.

Tại MGID, chúng tôi đã đầu tư các nguồn lực đáng kể và tối ưu hóa các giải pháp quảng cáo của mình cho tốc độ tải trang và hiệu suất trình duyệt. Tuy nhiên, các nền tảng quảng cáo khác có thể chưa kịp triển khai những phát triển mới, vì vậy bạn nên theo dõi chặt chẽ và đảm bảo tối ưu hóa quảng cáo để mang lại chỉ số tốt.

Để chuẩn bị cho bản cập nhật Core Web Vitals, chúng tôi đã khởi chạy một số tính năng và cải tiến trong các tiện ích của mình:

Chương 5

Cách cải thiện Core Web Vitals

Một trong những trở ngại phổ biến nhất ảnh hưởng đến Core Web Vitals, cụ thể là LCP, là hình ảnh và kích thước tệp lớn. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể thay đổi pixel phù hợp trước khi tải lên nền tảng CMS. Ngoài ra, bạn cũng có thể cung cấp hình ảnh ở định dạng WebP, sử dụng mã predictive lightcoding để nén hình ảnh. Tùy chọn thứ hai thích hợp hơn vì nó cho phép điều chỉnh liền mạch các giá trị pixel theo các kích thước màn hình khác nhau và có tỷ lệ nén tốt hơn so với các định dạng khác.

Sau khi tải hình ảnh lên, cũng có nhiều công cụ khác nhau có thể giúp bạn nén chúng. Một số plugin cho WordPress, ví dụ như rreSmush.it, EWWW Image Optimizer, ShortPixel Image Optimizer và WP Smush. Bạn cũng có thể nén hình ảnh trên trang web của mình để cải thiện trải nghiệm người dùng trên các trang hiện có.

Để tăng tốc trang web của bạn, hãy xem xét loại bỏ các tập lệnh hoặc plugin không cần thiết. Đối với các tập lệnh của bên thứ ba mà không thể bỏ qua, bạn có thể sử dụng Google Tag Manager và thiết lập trình kích hoạt Window Loaded, điều này sẽ trì hoãn việc tải các tập lệnh không quan trọng cho đến khi các phần tử chính được tải đầy đủ.

Một số thiết kế nhất định và bố cục lộn xộn có thể làm chậm trang web và làm xấu chỉ số CLS. Bạn có thể kiểm tra trước và chọn một thiết kế có chỉ số tốt nhất, thông thường đây sẽ là các thiết kế có ít hình nền hơn.

Đối với một số phần tử tải chậm, bạn có thể sử dụng preemptive space reservation. Tùy thuộc vào thiết bị mà khách truy cập trang web sử dụng, trình giữ chỗ (hoặc vùng chứa) có kích thước nhất định được biết trước và dành không gian cần thiết, để phần tử chậm không phải tải đầy đủ ngay từ đầu cũng như tạo ra sự thay đổi bố cục không cần thiết. Bạn cũng có thể định cỡ trước các khối nội dung và quảng cáo của bên thứ ba.

Cân nhắc loại bỏ video tự động phát, trình chiếu và hình ảnh nặng trong phiên bản dành cho thiết bị di động. Để cải thiện trải nghiệm trang trên các thiết bị ít tài nguyên, bạn có thể thêm video thông qua trình giữ chỗ, tức là dưới dạng hình ảnh tĩnh tải video khi người dùng nhấp vào chúng.

Lazy loading cũng có thể được triển khai cho bất kỳ phần tử lớn nào của trang web, không chỉ quảng cáo. Tính năng tối ưu hóa này được sử dụng để trì hoãn việc tải phần tử cho đến khi người dùng đạt đến một ngưỡng nhất định. Lazy loading có thể cải thiện đáng kể First Input Delay (tính tương tác) trên trang web của bạn. Các widget MGID cũng hoạt động với tính năng này.

Hiệu suất lưu trữ và thời gian phản hồi máy chủ chậm là những lý do phổ biến khác dẫn đến điểm kém trên Core Web Vitals. Đối với các trang web nhỏ hơn gặp sự cố tải trang, bạn có thể bắt đầu sử dụng các plugin bộ nhớ đệm, ví dụ: WP Cache hoặc WP Rocket. Đối với các dự án xuất bản lớn hơn với khán giả đến từ các khu vực khác nhau, bạn có thể hợp tác với các nhà cung cấp CDN, họ duy trì mạng máy chủ riêng và có thể định vị các bản sao của nội dung web gần hơn với người dùng cuối.

Chương 6

Kết luận

Với bản cập nhật mới này, trải nghiệm trang sẽ trở nên quan trọng hơn đối với các nhà xuất bản để đạt được thứ hạng SEO cao và nhận được nhiều lưu lượng truy cập organic. Google đã xác định rõ ràng các tín hiệu xếp hạng mới, Core Web Vitals, vì vậy các nhà xuất bản hiện có thể ưu tiên các chỉ số này trong nỗ lực tối ưu hóa tìm kiếm của họ.

Trong hầu hết các trường hợp, khi tối ưu hóa cho Core Web Vitals, nhà xuất bản nên tìm sự cân bằng phù hợp giữa một số tính năng nâng cao, lựa chọn thiết kế và hiệu suất trang. Hình nền lớn, chất lượng cao, video đầu trang hoặc biểu mẫu đăng ký động chắc chắn có thể làm chậm trang web.

Tại MGID, trải nghiệm người dùng mà người đọc có được khi tương tác với quảng cáo của chúng tôi luôn là ưu tiên hàng đầu. Chúng tôi luôn theo dõi các đề xuất và công nghệ mới nhất đang phát triển và triển khai các giải pháp tốt nhất do các trình duyệt cung cấp để cải thiện hiệu suất HTML, JavaScript và CSS.