MGID
29 thg 6, 2023 • 29 phút đọc

Trong bối cảnh kỹ thuật số không ngừng phát triển, việc có một website được tối ưu hóa tốt là rất quan trọng đối với các nhà phát hành muốn tối đa hóa sự hiện diện trực tuyến của họ và tiếp cận đối tượng khán giả rộng hơn. Bên cạnh các phương pháp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) truyền thống, cần phải chú ý đến những nền tảng mới nổi như Google Discover.

Google Discover đã trở thành một nguồn lưu lượng truy cập có giá trị cho nhiều website, cung cấp các đề xuất nội dung được cá nhân hóa cho người dùng dựa trên mối quan tâm và lịch sử tìm kiếm của họ. Để tận dụng tối đa nền tảng này, nhà phát hành phải đảm bảo rằng website của họ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thực hành hay nhất của Google.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp một danh sách kiểm tra toàn diện để giúp các nhà phát hành cải thiện phương diện kỹ thuật của website và tối ưu hóa cho Google Discover. Tuân theo các nguyên tắc này, nhà phát hành có thể cải thiện cơ hội xuất hiện trên Google Discover và thu hút lưu lượng truy cập gốc đáng kể vào website của họ. Vậy, chúng ta cùng đi sâu và khám phá cách khai thác tiềm năng của website.

Sẵn sàng chứ? Cuộn xuống để bắt đầu đọc!

Mục lục

Click bất kỳ chương nào để cuộn trực tiếp đến đó.

Chương 1

Phương diện kỹ thuật của website là gì?

Phương diện kỹ thuật của website đề cập đến cơ sở hạ tầng, kiến trúc và chức năng cơ bản giúp website hoạt động trơn tru và hiệu quả. Điều này bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau như tốc độ website, khả năng phản hồi trên thiết bị di động, cấu trúc website, mã hóa, cấu hình server… Là nhà phát hành, ta cần phải chú ý đến phương diện kỹ thuật của website vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng, khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm và sự thành công chung của website.

Chương 2

Danh sách kiểm tra kỹ thuật chung cho nhà phát hành

Là nhà phát hành, ta phải hiểu rằng website là nền tảng cho sự hiện diện trực tuyến của ta. Đó không chỉ là một nền tảng để giới thiệu nội dung mà còn là một công cụ quan trọng để thu hút và gắn kết đối tượng khán giả mục tiêu. Để đảm bảo rằng website được tối ưu hóa về hiệu suất, trải nghiệm người dùng và khả năng hiển thị của công cụ tìm kiếm, chúng ta bắt buộc phải thường xuyên tiến hành kiểm tra kỹ thuật.

Để cải thiện hiệu suất website, chúng tôi khuyên nên xem qua danh sách kiểm tra bên dưới. Ngoài ra, chúng tôi sẽ cung cấp các đề xuất về cách khắc phục những sự cố chính liên quan đến từng điểm.

# Điểm kỹ thuật
1 Các bản trùng lặp kỹ thuật của các trang
2 Phân tích tốc độ tải trang
3 Tạo Alt và Title cho hình ảnh website
4 Các trang phân trang
5 Tối ưu hóa tiêu đề H1-H6
6 Micro Markup Open Graph

1. Các bản trùng lặp kỹ thuật của các trang

Các bản trùng lặp kỹ thuật là các trang có cùng nội dung nhưng khác URL. Việc có các trang như vậy làm lộn xộn kết quả tìm kiếm và ngăn Google hiển thị cho người dùng các trang phù hợp để mang lại lưu lượng truy cập cho website.

1.1. Server cho phép tạo các trang trùng lặp bằng index.html hoặc index.php. Dưới đây là ví dụ về các bản trùng lặp như vậy:

https://example.com/ — trang gốc https://example.com/index.html — trang trùng lặp hoặc https://example.com/article1/ — trang gốc https://example.com/index.php/article1/ — trang trùng lặp

Đề xuất: Chúng tôi khuyên nên định cấu hình chuyển hướng 301 từ các trang với index.html hoặc index.php sang các trang không có index.html hoặc index.php.

Ví dụ, nên tạo chuyển hướng 301 từ trang https://example.com/tag/covid/index.html đến https://example.com/tag/covid/.

Thông tin thêm: Chuyển hướng 301 là chuyển hướng vĩnh viễn thông báo cho các công cụ tìm kiếm và trình duyệt rằng trang đã được chuyển vĩnh viễn đến vị trí mới. Bằng cách triển khai chuyển hướng 301, ta đảm bảo rằng khi ai đó truy cập trang có "index.html" hoặc "index.php" trong URL, họ sẽ tự động được chuyển hướng đến URL tương ứng mà không có "index.html" hoặc "index.php".

1.2. Chỉ nên có một phiên bản của website trong index. Nếu có các bản sao có http hoặc www (hoặc không có www), ta nên thiết lập tạo các chuyển hướng 301 từ mọi bản sao sang phiên bản canonical của domain.

Ví dụ, chuyển hướng 301 phải được tạo từ tên domain https://www.example.com/http://example.com/ tới tên domain https://example.com/. Bằng cách đó, các trang như http://www.example.com/tag/covid sẽ được chuyển hướng đến phiên bản canonical https://example.com/tag/covid.

Thông tin thêm: Phiên bản canonical của một domain ám chỉ phiên bản ưu tiên hoặc được ủy quyền của URL của một website. Điều này giúp ngăn chặn các vấn đề về nội dung trùng lặp có thể phát sinh từ nhiều phiên bản của cùng một trang web có thể truy cập được thông qua các URL khác nhau, và cho biết những URL nào sẽ được công cụ tìm kiếm lập index.

1.3. Các trang hiển thị kết quả tìm kiếm trên một website không được lập chỉ mục bởi các công cụ tìm kiếm. Các trang này thường chứa nội dung động được tạo dựa trên truy vấn của người dùng và không được coi là có giá trị hoặc liên quan đối với người dùng công cụ tìm kiếm.

Ví dụ về những trang tương tự: https://example.com/search/?keyword=test&sortfield=pubdate https://example.com?s=test

Đề xuất: Thiết lập meta tag meta name="robots" content="noindex,nofollow"/ trên các trang kết quả tìm kiếm.

1.4. Chỉ nên có một phiên bản canonical của URL. Nếu các trang canonical không có dấu gạch chéo (/) ở cuối URL thì các URL của trang chứa dấu gạch chéo sẽ được chuyển hướng đến phiên bản canonical.

Server không được phép tạo các trang có và không có dấu gạch chéo ở cuối URL cùng lúc (tương tự với các trang có nhiều dấu gạch chéo).

Ví dụ: https://example.com/tag/covid/page/2 — trang gốc https://example.com/tag/covid/page/2/ — trang trùng lặp hoặc https://example.com/blog/article1 — trang gốc https://example.com/blog/article1/////// — trùng lặp https://example.com/blog/////article1/////// — trùng lặp

Đề xuất: Thiết lập chuyển hướng 301 từ các trang trùng lặp có nhiều dấu gạch chéo trong URL đến các trang tương tự không có nhiều dấu gạch chéo. Tuy nhiên, nếu các trang canonical có dấu gạch chéo (/) ở cuối URL thì ta nên làm ngược lại, tức là thiết lập tạo chuyển hướng 301 từ các trang trùng lặp không có dấu gạch chéo sang các trang canonical có chứa dấu gạch chéo tại phần cuối của URL.

1.5. Server không được tạo các trang có ký tự viết hoa.

Ví dụ về các trang tương tự: https://example.com/tag/covid/ — trang gốc https://example.com/tag/Covid/ — trang trùng lặp https://example.com/tag/COVID/ — trang trùng lặp

Đề xuất: Định cấu hình chuyển hướng 301 từ các trang trùng lặp của website, trong đó ít nhất một ký tự trong URL có dạng chữ IN HOA, đến cùng các trang của web, trong đó tất cả các ký tự trong URL đều ở dạng chữ thường. Trên tất cả các trang của website, hãy thay thế URL của các link có ký tự IN HOA bằng các trang y như vậy có ký tự chữ thường.

Quan trọng: Không áp dụng quy tắc này cho các liên kết có thẻ UTM. Đề xuất sử dụng plugin.

1.6. Trên các trang phân trang, link tới trang đầu tiên không được tạo ra bản sao kỹ thuật.

Đề xuất: Thay thế mọi trang phân trang bằng các link từ “/page/1/” đến các trang tương tự không có “/page/1/” trong URL. Cũng cần thiết lập chuyển hướng 301 từ các trang có “/page/1/” đến các trang tương tự không có “/page/1/”.

Ví dụ, đối với trang https://example.com/tag/pd/page/2/, khi người dùng click vào mũi tên quay lại hoặc số "1" (ngụ ý trang đầu), họ được dẫn đến https://example.com/tag/pd/. Ngoài ra, nên tạo chuyển hướng 301 từ https://example.com/tag/pd/page/1/ đến https://example.com/tag/pd/. Điều này giúp củng cố việc ủy quyền lập chỉ mục và xếp hạng nội dung theo URL canonical và tránh các vấn đề tiềm ẩn về nội dung trùng lặp.

1.7. Phải đóng mọi bộ lọc để lập chỉ mục.

Ví dụ: https://www.example.com/moda/?filter_by=popular https://www.example.com/moda/?filter_by=featured https://www.example.com/moda/?filter_by=popular7 https://www.example.com/moda/?filter_by=review_high https://www.example.com/moda/?filter_by=random_posts

Đề xuất: Thiết lập meta tag meta name="robots" content="noindex,nofollow"/ cho tất cả các trang bộ lọc.

1.8. Phải đóng các trang có UTM-tags để lập chỉ mục.

Ví dụ về các trang tương tự: https://www.example.com/article/1539124?utm_source=1539124&utm_medium=conte&utm_campaign=main

Đề xuất: Thiết lập meta tag meta name="robots" content="noindex,nofollow"/ trên các trang sử dụng URL mask “utm_source=”. Chúng tôi cũng đề xuất thay thế mọi link có UTM tag trong website bằng các URL không có UTM tag, trừ khi có lý do đặc biệt để làm như vậy.

2. Phân tích tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang là một yếu tố xếp hạng quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sử dụng của website. Các trang tải chậm có thể khiến khách truy cập khó chịu và dẫn đến tỷ lệ thoát cao hơn. Ngoài ra, các công cụ tìm kiếm chẳng hạn như Google coi tốc độ tải trang là một trong những yếu tố xếp hạng. Các website tải nhanh hơn có nhiều khả năng xếp hạng cao hơn trong kết quả của công cụ tìm kiếm.

Để tăng tốc độ tải website, chúng tôi đề xuất thực hiện bất kỳ đề xuất nào được nêu trong báo cáo này. Hãy nhập bất kỳ URL bài viết nào và xem những đề xuất về cách cải thiện tốc độ tải trang.

3. Tạo Alt và Title cho hình ảnh website

Công cụ tìm kiếm không thể diễn giải hình ảnh trực tiếp. Bằng cách cung cấp alt text mô tả, ta giúp các công cụ tìm kiếm hiểu nội dung và ngữ cảnh của hình ảnh trên website. Điều này có thể cải thiện khả năng hiển thị của website và đóng góp vào nỗ lực SEO tổng thể.

Ngoài ra, các công cụ tìm kiếm có thể sử dụng alt text để lập chỉ mục và phân loại hình ảnh, cho phép chúng xuất hiện trong các tìm kiếm hình ảnh có liên quan. Điều này sẽ cho phép website nhận thêm lưu lượng truy cập từ Google Image Search.

Cần phải làm cho Alt/Title của hình ảnh trên website độc nhất so với các trang web khác.

Đề xuất: Thiết lập tạo Alt/Title bằng cách sử dụng mẫu sau.

Nếu có mô tả tiêu đề cho hình ảnh trong bảng admin (CMS):

Hình #1

Alt: mô tả hình ảnh hiện tại | Tên website hoặc domain

Title: mô tả hình ảnh hiện tại | Tên website hoặc domain

Nếu KHÔNG có mô tả tiêu đề cho hình ảnh trong bảng admin:

Hình #1

Alt: tiêu đề bài viết | Tên website hoặc domain

Title: tiêu đề bài viết | Tên website hoặc domain

Hình #2

Alt: tiêu đề bài viết #2 | Tên website hoặc domain

Title: tiêu đề bài viết #2 | Tên website hoặc domain

4. Các trang phân trang

Về mặt tối ưu hóa kỹ thuật website, các trang phân trang đề cập đến việc chia nội dung hay một số lượng lớn các hạng mục thành nhiều trang. Sự phân trang thường được sử dụng cho các bài blog, danh sách sản phẩm, kết quả tìm kiếm và các loại nội dung khác khó trình bày trên một trang duy nhất.

Ví dụ về các trang phân trang: https://example.com/tag/covid/page/2/ https://example.com/article1?page=2

Các trang phân trang là cần có để thu thập dữ liệu website và lan truyền link tốt hơn.

Đề xuất: Thêm các link trang phân trang trên trang chính và trên các trang danh mục/tag giữa bài viết cuối cùng và chân trang.

Ngoài ra cũng khuyến nghị thiết lập meta tag meta name="robots" content="noindex,follow"/ cho các trang phân trang. Bằng cách này, meta tag hướng dẫn bot của công cụ tìm kiếm đi theo các link trên trang nhưng không lập chỉ mục từng trang riêng lẻ của loạt phân trang.

Việc sử dụng meta tag này cho các trang phân trang giúp ngăn công cụ tìm kiếm lãng phí nguồn lực bằng cách lập chỉ mục nhiều trang tương tự trong khi vẫn cho phép chúng khám phá và lập chỉ mục nội dung có liên quan trên website.

5. Tối ưu hóa tiêu đề H1-H6

Các tiêu đề H1-H6 giúp công cụ tìm kiếm hiểu trang nói về những gì. Ta nên sử dụng các tiêu đề theo cách phân cấp và hợp lý, đảm bảo rằng mỗi cấp tiêu đề được lồng vào nhau theo cách thích hợp trong các tiêu đề cấp cao hơn. Điều này giúp cả công cụ tìm kiếm lẫn người dùng điều hướng và hiểu nội dung hiệu quả hơn.

Thông tin thêm: Các tiêu đề H1-H6 đề cập đến những yếu tố tiêu đề HTML được sử dụng để cơ cấu và sắp xếp nội dung trên các trang của web. "H" là chữ viết tắt của tiêu đề, và các số từ 1 đến 6 đại diện cho các cấp độ khác nhau của tiêu đề, với H1 là cấp độ tiêu đề cao nhất và quan trọng nhất, H6 là cấp độ tiêu đề thấp nhất và ít quan trọng nhất.

Để tối ưu hóa kỹ thuật website, hãy cân nhắc các phương pháp hay nhất sau đây:

5.1. Trên trang chính, xóa tất cả các tag H1-H6 (chuyển sang nội dung chữ thuần túy

mà không thay đổi hình ảnh) khỏi những danh mục và tiêu đề của bài viết ngoại trừ một H1 là tên website. Nếu không có H1 cho tên website thì cần phải thêm vào.

5.2. Trên các trang danh mục/tag, xóa tất cả các tag H2-H6 (chuyển sang nội dung chữ thuần túy

mà không thay đổi hình ảnh). Chỉ chừa lại một tag H1 với tên danh mục/tag.

5.3. Trên các trang nội dung/bài viết/tin tức, xóa tất cả các tag H2-H6 (chuyển sang nội dung chữ thuần túy

mà không thay đổi hình ảnh) ngoại trừ các tiêu đề và tiêu đề phụ trong nội dung chữ của bài viết.

6. Micro Markup Open Graph

Micro Markup Open Graph đề cập đến việc triển khai dữ liệu có cơ cấu bằng cách sử dụng giao thức Open Graph để cung cấp thêm ngữ cảnh và thông tin về các trang trên web. Giao thức Open Graph là một tập hợp các tag mà chủ sở hữu trang web có thể thêm vào mã HTML của họ để kiểm soát cách nội dung xuất hiện khi được chia sẻ trên các nền tảng truyền thông xã hội và các website khác.

Thông thường, khi một link được chia sẻ trên mạng xã hội, nền tảng sẽ cố gắng tạo bản xem trước của nội dung được chia sẻ bằng cách lấy thông tin từ trang web, chẳng hạn như tiêu đề, mô tả và hình ảnh. Tuy nhiên, nếu không có hướng dẫn markup cụ thể, bản xem trước được tạo có thể không thể hiện chính xác nội dung dự định, dẫn đến việc trông kém hấp dẫn và kém mang tính thông tin hơn.

Bằng cách sử dụng các tag Micro Markup Open Graph, chủ sở hữu website có thể cung cấp hướng dẫn rõ ràng cho các nền tảng truyền thông xã hội về cách nội dung của họ hiển thị khi được chia sẻ. Điều này tạo bản xem trước hấp dẫn và thu hút về mặt trực quan hơn, với tiêu đề được định dạng phù hợp, mô tả ngắn gọn và hình ảnh phù hợp.

Khi triển khai Micro Markup Open Graph, đề xuất đưa logo của website vào vi dữ liệu cho trang chính và các danh mục. Hình ảnh logo được thêm vào vi dữ liệu phải có độ phân giải tối thiểu là 1200x630 pixel.

Ví dụ:

Chương 3

Google Discover là gì?

Google Discover là nền tảng khám phá nội dung được cá nhân hóa do Google cung cấp. Nền tảng này cung cấp cho người dùng nguồn cấp dữ liệu tùy chỉnh gồm các bài viết, tin tức, video và những nội dung trực tuyến khác dựa trên sở thích và ưu tiên của họ. Nền tảng này có sẵn thông qua ứng dụng Google trên thiết bị di động và trên trang chủ Google dành cho máy tính để bàn.

Một trong những tính năng chính của Google Discover là khả năng thích ứng và học hỏi từ các tương tác của người dùng. Nền tảng này xét đến phản hồi của người dùng đối với nội dung được trình bày, cho phép họ tùy chỉnh ưu tiên của mình bằng cách cho biết họ muốn xem một số chủ đề nhất định nhiều hơn hay ít hơn.

Chương 4

Google Discover: Những phương pháp hay nhất dành cho nhà phát hành

Tương tự như mạng xã hội (đặc biệt là Facebook) và SEO, Google Discover đã trở thành một nguồn lưu lượng truy cập ngày càng quan trọng đối với các nhà phát hành.

Tương tự như những gì xảy ra với mạng xã hội và công cụ tìm kiếm ngày nay, bản chất năng động của thuật toán và mong muốn của chủ sở hữu đối với các nền tảng này ảnh hưởng đến khả năng thích ứng với thuật toán, dù đó là vì lợi ích của người dùng (để tạo thu nhập) hay các bên liên quan (để thúc đẩy khả năng kiếm tiền).

Đối với các nhà phát hành và chủ sở hữu website, việc nội dung của họ được làm nổi bật trên Google Discover có thể là một cơ hội quý giá để tiếp cận đối tượng khán giả rộng hơn và tăng lưu lượng truy cập vào website của họ. Bằng cách tối ưu hóa nội dung và tuân theo các nguyên tắc của Google, nhà phát hành có thể tăng mức độ hiển thị các bài viết của họ và nâng cao cơ hội được đưa vào nguồn cấp dữ liệu Discover được cá nhân hóa của người dùng.

# Điểm kỹ thuật
1 Hoạt động web & ứng dụng
2 Thiết kế nhanh và thân thiện với di động
3 Hình ảnh được tối ưu hóa
4 Tiêu đề hấp dẫn
5 E-A-T
6 Phân nhóm tác giả theo chuyên môn
7 Open Graph metadata
8 Nội dung cho Discover ở một thư mục tách riêng trong URL

1. Hoạt động web & ứng dụng

Google sử dụng thông tin ẩn và hiện từ các thiết bị và những sản phẩm khác của Google từ cài đặt sở thích, đến lịch sử tìm kiếm, thông tin web và ứng dụng, thông tin liên hệ, kết quả cá nhân, lịch sử vị trí và cài đặt. Tất cả đều thuộc hoạt động Web & App trên Google.

Thông tin ẩn ám chỉ dữ liệu mà Google thu thập dựa trên các hoạt động, hành vi và ưu tiên của người dùng trên các nền tảng và dịch vụ khác nhau. Điều này này bao gồm các dữ liệu như lịch sử tìm kiếm, kiểu duyệt, tương tác với các sản phẩm của Google (như Google Search, Google Maps, YouTube...) và các tín hiệu ẩn khác cho biết sở thích và ưu tiên của người dùng.

Thông tin hiện ám chỉ dữ liệu mà người dùng cung cấp trực tiếp cho Google, chẳng hạn như sở thích, ưu tiên và cài đặt rõ ràng của họ. Điều này có thể bao gồm những lựa chọn rõ ràng về các chủ đề hoặc danh mục sở thích, ưu tiên ngôn ngữ, cài đặt vị trí và thông tin khác do người dùng cung cấp giúp Google hiểu ưu tiên của người dùng.

Google Discover cũng xem xét thông tin từ thiết bị của người dùng, chẳng hạn như loại thiết bị, hệ điều hành, cài đặt ngôn ngữ và dữ liệu có liên quan khác dành cho thiết bị. Thông tin này giúp Google thiết kế các đề xuất nội dung cho phù hợp với khả năng và ưu tiên thiết bị của người dùng.

Với Discover, người dùng nhận các cập nhật được cá nhân hóa về sở thích (chẳng hạn như đội thể thao hoặc website tin tức yêu thích) thông qua một loạt điểm liên hệ (ứng dụng, thiết bị Android, trình duyệt, trang chủ tìm kiếm, màn hình -1, và nhiều nữa).

2. Thiết kế nhanh và thân thiện với di động

Google thích các website nhanh và thiết kế thân thiện với di động.

Một cách hay để tăng tốc độ tải là có các phiên bản AMP của mọi bài viết. Để làm như thế, ta sẽ cần tạo các trang HTML riêng biệt tuân thủ các thông số kỹ thuật và hướng dẫn do khung AMP đặt ra. Các trang này thường có cấu trúc đơn giản hóa, kiểu CSS hạn chế và ưu tiên tải tư liệu hiệu quả. Ngoài ra, bằng cách áp dụng AMP, ta đảm bảo rằng nội dung của mình được tối ưu hóa cho thiết bị di động, có xét đến các yếu tố như thiết kế đáp ứng, bố cục thân thiện với thiết bị di động và sử dụng hiệu quả nguồn lực mạng.

Nếu không muốn sử dụng AMP trên website (do khả năng kiếm tiền thấp hơn), ta có thể kiểm tra bất kỳ URL nào của website trong Google PageSpeed để biết chính xác cách có thể cải thiện tốc độ trang, và chúng tôi khuyên nên đặc biệt chú ý đến Core Web Vitals.

Thông tin chi tiết: AMP (Accelerated Mobile Pages) là một khung mã nguồn mở do Google phát triển với mục tiêu cung cấp định dạng nhẹ và hợp lý cho các trang web trên thiết bị di động. AMP tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm người dùng nhanh hơn và mượt mà hơn bằng cách giảm thời gian tải trang và tối ưu hóa hiệu suất.

3. Hình ảnh được tối ưu hóa

Hình ảnh chính của nội dung là một trong những điều đầu tiên mà độc giả sẽ tập trung vào, khiến họ xem qua nội dung trông có vẻ hấp dẫn.

Google khuyên nên có hình ảnh lớn với bề rộng tối thiểu là 1200 pixel và bật tính năng xem trước hình ảnh "lớn" bằng cách sử dụng tag meta max-image-preview hoặc xem xét triển khai AMP trên website. Bất cứ khi nào có thể, hãy sử dụng hình ảnh độc đáo dành riêng cho website của mình. Hãy chỉ định tiêu đề mô tả và tiêu đề nhiều từ khóa cho hình ảnh, cũng như alt text.

Thông tin thêm: Max-image-preview là thẻ meta robot mà ta có thể đưa vào mã HTML của các trang trên web. Bằng cách đặt giá trị "large", ta cho các công cụ tìm kiếm, kể cả Google, biết rằng chúng có thể hiển thị các bản xem trước với hình ảnh lớn cho nội dung. Điều này có tiềm năng nâng cao mức độ hiển thị và thu hút của nội dung trong kết quả tìm kiếm và các nền tảng như Google Discover.

Hãy đảm bảo hình ảnh nổi bật, nhưng giữ cho hình ảnh phù hợp. Hãy sử dụng hình ảnh hấp dẫn, chất lượng cao trong nội dung. Xin nhớ rằng mặc dù hình ảnh có thể góp phần vào khả năng hiển thị và mức độ gắn kết của nội dung trong Google Discover, nhưng chúng nên được sử dụng theo cách phù hợp với trải nghiệm người dùng tổng thể và hỗ trợ ngữ cảnh nội dung của bạn. Tránh sử dụng hình ảnh cho mục đích trang trí đơn thuần hoặc gây hiểu lầm cho người dùng bằng những hình ảnh không liên quan.

Dĩ nhiên, điều này cũng áp dụng cho video.

4. Tiêu đề hấp dẫn

Tiêu đề là yếu tố đầu tiên người dùng nhìn thấy khi xem nội dung trên Google Discover. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của người dùng và khuyến khích họ tương tác thêm với nội dung. Một tiêu đề hấp dẫn và nhiều thông tin làm tăng khả năng người dùng sẽ click vào nội dung, hướng lưu lượng truy cập đến website.

Bên cạnh đó, Google Discover sử dụng thuật toán để cá nhân hóa các đề xuất nội dung dựa trên ưu tiên và mối quan tâm của người dùng. Tiêu đề đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển tải mức độ liên quan và chủ đề của nội dung cho cả người dùng lẫn công cụ tìm kiếm. Bằng cách tạo các tiêu đề rõ ràng và mang tính mô tả thể hiện nội dung chính xác, ta sẽ tăng cơ hội cho nội dung được so khớp với các truy vấn có liên quan của người dùng và xuất hiện trong Google Discover.

Chúng tôi đã tổng hợp một số bí quyết chính để giúp tạo tiêu đề hiệu quả.

  • Liệt kê: Bao gồm các cụm từ như: “15 lý do tại sao…”, “10 thứ nên mua…”, “10 xe ô tô mà…”, “5 thứ này…”
  • Kích thích tò mò: Sử dụng các tiêu đề có câu trả lời trong nội dung: “Khoảnh khắc vỡ tim này”, “Fans không thể chịu được”, “Và đây là lý do”;
  • Nội dung giàu cảm xúc: Tận dụng những nội dung giàu cảm xúc như hôn nhân, ly hôn và sự kịch tính giữa các cá nhân
  • Câu hỏi: Đặt câu hỏi mang tính thời sự và hấp dẫn ở tiêu đề trong đầu đề (và cung cấp câu trả lời trong nội dung)
  • Sự kịp thời: Làm nổi bật tin tức liên quan hoặc thông tin nhạy cảm về thời gian

Cũng hãy nhớ rằng Google Discover thường hiển thị các dòng tiêu đề ngắn hơn, vì vậy điều quan trọng là thông điệp phải rõ ràng và súc tích. Hãy nhắm đến các dòng tiêu đề dài khoảng 40-60 ký tự để đảm bảo chúng hiển thị đầy đủ và có tác động.

5. E-A-T

E-A-T có nghĩa là Expertise, Authoritativeness, Trustworthiness.

E-A-T là một trong nhiều nguyên tắc mà Google sử dụng để xác định xem nội dung có giá trị đối với người đọc hay không và liệu có được xếp hạng tốt hay không.

Những công cụ đánh giá chất lượng tìm kiếm của Google được hướng dẫn chú ý đến:

  • Chuyên môn của người tạo nội dung.
  • Sự am hiểu của người tạo nội dung, bản thân nội dung và website.
  • Độ tin cậy của người tạo nội dung, bản thân nội dung và website.

Tại sao cần phải theo các hướng dẫn này? Khi tuân thủ những hướng dẫn này, website thể hiện cam kết cung cấp thông tin chính xác, đáng tin cậy và có giá trị. Điều này xây dựng lòng tin ở những người dùng, những người có nhiều khả năng gắn kết và vào lại các website luôn cung cấp nội dung đáng tin cậy. Và bởi vì các công cụ tìm kiếm như Google ưu tiên sự hài lòng của người dùng cũng như cố gắng mang đến nội dung đáng tin cậy và phù hợp nhất trong kết quả tìm kiếm, họ có nhiều khả năng coi các website đã được xác minh E-A-T là những nguồn đáng tin cậy và cải thiện thứ hạng cũng như mức độ hiển thị của công cụ tìm kiếm.

6. Lập nhóm tác giả theo chuyên môn

Nếu những nhà báo hoặc tác giả đăng các bài viết về ô tô và đột nhiên bắt đầu viết về việc ăn uống lành mạnh, thì bài báo đó sẽ có ít cơ hội lọt vào Google Discover. Điều này là do những công cụ đánh giá chất lượng tìm kiếm của Google sẽ cho rằng tác giả này không có bất kỳ chuyên môn hoặc căn cứ nào về chủ đề ăn uống lành mạnh.

Loại bỏ link đến tất cả các tác giả khác trong mã để không đánh lừa Google và đảm bảo đánh dấu tác giả bằng tag Open Graph. Bằng cách sử dụng tag Open Graph để đánh dấu tác giả, ta cung cấp cho Google Discover thông tin rõ ràng về những cá nhân phụ trách tạo nội dung. Điều này giúp thiết lập quyền tác giả và cung cấp công trạng.

Khi các tác giả được phân loại dựa trên lĩnh vực chuyên môn cụ thể thì điều này thể hiện mức độ chuyên môn và căn cứ trong các chủ đề đó. Điều này có thể giúp nội dung phù hợp hơn với sở thích của người dùng phù hợp và tăng cơ hội để bài viết xuất hiện trong nguồn cấp dữ liệu Discover.

7. Open Graph Metadata

Open Graph metadata, còn được gọi là tag Open Graph hoặc tag OG, là một tập hợp các yếu tố đánh dấu cho phép chủ sở hữu website kiểm soát cách trình bày nội dung của họ khi được chia sẻ trên các nền tảng truyền thông xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng bên cạnh mạng xã hội, Open Graph metadata cũng đóng vai trò tối ưu hóa nội dung cho Google Discover.

Khi nói đến Google Discover, việc có Open Graph metadata được tối ưu hóa tốt có thể ảnh hưởng đến cách trình bày nội dung trong nguồn cấp dữ liệu Discover. Google có thể chọn hiển thị một nội dung bằng cách sử dụng các tag og:title, og:image và og:description cho các thẻ xem trước, cũng như sử dụng thông tin đó để xác định mức độ liên quan và phù hợp của nội dung đối với các đề xuất cho người dùng.

Bằng cách kết hợp Open Graph metadata vào mã HTML của website, ta cung cấp cho Google Discover dữ liệu có cơ cấu giúp hiểu ngữ cảnh và cách thể hiện trực quan của nội dung. Điều này có thể dẫn đến khả năng hiển thị tốt hơn trong nguồn cấp dữ liệu Discover và tăng cơ hội nội dung được đề xuất cho những người dùng có liên quan.

8. Nội dung cho Discover ở một thư mục riêng trong URL

Hãy giữ nội dung cho Google Discover ở một thư mục riêng trong cấu trúc URL của website vì một số lý do.

  1. Cấu trúc tổ chức: Bằng cách tách riêng nội dung dành riêng cho Discover vào một thư mục riêng, chẳng hạn như "/discover" hay "/recommendations", ta tạo một phần rõ ràng và riêng biệt cho nội dung này. Điều này giúp tổ chức và giúp cả người dùng lẫn công cụ tìm kiếm hiểu và điều hướng website dễ dàng hơn.
  2. Tối ưu hóa được nhắm mục tiêu: Việc có một thư mục riêng cho phép ta tối ưu hóa nội dung cụ thể trong thư mục đó cho Google Discover. Ta có thể tập trung tích hợp các từ khóa có liên quan, tạo tiêu đề và mô tả hấp dẫn, sử dụng siêu dữ liệu phù hợp để nâng cao khả năng hiển thị và mức độ thu hút của nội dung trong nguồn cấp dữ liệu Discover.
  3. Kiểm soát kỹ thuật: Việc tách nội dung Discover vào một thư mục riêng giúp dễ kiểm soát các khía cạnh quản lý và kỹ thuật của nội dung đó. Ta có thể triển khai các quy tắc lưu vào bộ nhớ đệm cụ thể, áp dụng những biện pháp bảo mật khác nhau hoặc áp dụng sự tối ưu hóa hiệu suất độc nhất được thiết kế cho nội dung dành cho Google Discover. Điều này cũng cho phép ta theo dõi và phân tích riêng hiệu suất của nội dung Discover, cho phép theo dõi và đánh giá tác động của nội dung đó tốt hơn.
  4. Theo dõi và phân tích: Bằng cách giữ nội dung Discover trong một thư mục riêng, ta có thể dễ dàng theo dõi hiệu suất và phân tích tác động của nội dung đó đối với lưu lượng truy cập và sự gắn kết tổng thể của website. Ta có thể thiết lập các thông số theo dõi hoặc tag phân tích cụ thể để theo dõi cách người dùng tương tác với nội dung Discover và đo lường hiệu quả của nội dung đó trong việc thúc đẩy sự gắn kết và chuyển đổi có ý nghĩa.

Ví dụ: nếu Google có thể xác định rằng tất cả các bài viết trước từ thư mục “https://example.com/latest/…” đều được chấp nhận để hiển thị trong Discover thì họ có thể tin tưởng thư mục này và hiển thị mọi bài viết mới ngay lập tức.

Chương 5

Kết luận

Bằng cách triển khai những cách thực hành được đề xuất này, ta không chỉ có thể nâng cao hiệu suất kỹ thuật của website mà còn nâng cao khả năng hiển thị của trang trong Google Discover, và hơn hết là tiếp cận đối tượng khán giả rộng hơn và thu hút nhiều lưu lượng truy cập hơn vào website.